Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IV. Bao bì

IV. BAO BÌ     

Bao bì có nhiệm vụ chính là bảo vệ ( Protection ) và xúc tiến ( Promotion ) sản phẩm.

Khi thiết kế bao bì người ta áp dụng phương pháp kiểm tra VIEW cho mỗi thị trường :

V_ (Visibility – tính rõ ràng): bao bì phải làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được phân biệt dễ dàng đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh .

I_  (Informative - cung cấp nhiều tin tức): bao bì phải thể hiện được sự thông tin

    tức thời về bản chất của sản phẩm VD: tên sản phẩm, trọng lượng, ngày sản
     xuất, thành phần, điều kiện dự trữ, chỉ dẫn cách sử dụng...

E_ (Emotional impact - tác động tình cảm) kiểu dáng bao bì phải tạo ấn tượng ưa
     thích đối với khách hàng.

W_ (Workability – tính khả dụng) chức năng của bao bì vừa bảo vệ sản phẩm và hữu ích khi sử dụng ở nhà.

• Có một số tiêu chuẩn chung cần được lưu ý, đăïc biệt đối với hàng tiêu dùng được bán theo phương thức tự chọn.

• Tuỳ theo thị trường tại mỗi quốc gia mà doanh nghiệp phải có chính sách về ngôn ngữ trên bao bì cho phù hợp.

    VD: Sản phẩm bán ở Ðức, bao bì phải in tiếng Ðức.

             Sản phẩm bán ở Canada, bao bì phải in song ngữ Anh và Pháp.
             Sản phẩm bán ở Ðan mạch và một vài nước Châu Aâu khác thì bao bì chỉ
             cần in tiếng Anh là đủ.

Hiện nay bao bì đa ngôn ngữ trở nên khá phổ biến đối với khách hàng tiêu
      dùng.

VD: Hãng Kellogg của Ðức đã in 10 thứ tiếng trên bao bì của đĩa mềm.

• Ðối với những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa thì sẽ giảm được chi phí bao bì do:

     * Giảm bớt chi phí để in cho quá nhiều loại bao bì.

     * Giảm chi phí đầu tư cho bao bì lưu kho, nguyên liệu làm bao bì.

     * Giảm diện tích kho chứa hàng tại kho của nhà sản xuất lẫn các kênh phân
        phối.

      * Thuận lợi cho việc trưng bày sản phẩm và cho việc bán hàng tự chọn.

      Việc giảm chi phí này giúp cho hạ giá thành sản phẩm, tạo cho sản phẩm có tính cạnh tranh hơn và hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

        VD: Konica đã sử dụng bao bì có màu xanh dương ở thị trường Hoa Kỳ, Châu Aâu, Viễn Ðông mà mục tiêu là để phân biệt với bao bì màu vàng của Kodak và màu xanh lá cây của Fuji.

• Số lượng sản phẩm và bao bì bên trong cũng có những sở thích khác nhau tại mỗi thị trường.

VD: Mỗi bao bì không nên gói 4 đơn vị sản phẩm ở thị trường Nhật vì chữ

      four tiếng Anh sẽ được phát âm giống như chữ “chết” trong tiếng  Nhật.

       Hộp hoặc thùng bánh Biscuit ở Mỹ cần có các bao bì từng gói nhỏ trong

       hộp bánh, thay vì ở các  nước khác chỉ cần 01 bao bì gói chung là đủ.

Bao bì sinh thái: Ðó là vật liệu làm bao bì và cách xử lý bao bì không được ảnh hưởng đến môi trường.


EU đã đưa ra chỉ thị về bao bì, chỉ thị này quy định bao bì phải được sử dụng lại hoặc tái sinh được và các kênh phân phối phải có hệ thống thu hồi bao bì, bao gồm cả bao bì sản phẩm, bao bì bán hàng, bao bì vận chuyển. Tất cả bao bì phải có những dấu hiệu thích hợp ngay trên bao bì hoặc nhãn theo các hình vẽ quy định như sau:

Tại Ðức đã có một đạo luật  quy định về bao bì như quy định của Châu âu và đã có hiệu lực từ năm 1991. Và hiện đã có Công ty DSD của Ðức giúp làm giảm nhẹ gánh nặng cho các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu và các kênh phân phối trong việc chấp hành đạo luật này. Ðó là công ty DSD sẽ cấp phép cho các nhà sản xuất in dấu hiệu Green Dot lên bao bì của sản phẩm.

vấn đề bao bì sinh thái hiện nay đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và đối với các nước thuộc EU, Mỹ đã đặt vấn đề bao bì sinh thái lên hàng đầu đối với sản phẩm.
 

 

( Sưu tầm trên Internet)

  • Chương IV: Chính sách sản phẩm quốc tế
  • I. Chính sách sản phẩm
  • II. Quá trình hình thành và phát triển một sản phẩm
  • 2. Quá trình phát triển sản phẩm mới: (New product development process)
  • 3. Quản lý chất lượng
  • 4. Nghiên cứu và phát triển : (Research & Development)
  • III. Quyết định hệ sản phẩm (Product mix decision)
  • 2. Từng giai đoạn của sản phẩm trong chu kỳ sống
  • 3. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm hay sản phẩm được sản xuất thích nghi với yêu cầu của thị trường
  • IV. Bao bì
  • V. Nhãn hiệu
  • Chương V: Định giá sản phẩm quốc tế
  • III. Chiến lược định giá xuất khẩu cơ bản
  • IV. Mối quan hệ của các chính sách giá xuất khẩu đối với giá nội địa
  • V. Chào giá (The Price Quotation)