Trong điều kiện xuất khẩu bị sụt giảm (5 tháng bị giảm 6,8%) và rất khó đạt được mục tiêu ngay cả khi đã điều chỉnh (từ tăng 13% xuống còn 3%), thì tiêu thụ trong nước càng quan trọng, trở thành động lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Tiêu thụ trong nước thể hiện chủ yếu ở tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Vì thế, tiến độ thực hiện của chỉ tiêu này là rất có ý nghĩa.
Từ các số liệu thống kê trong 5 tháng đầu năm 2009, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Thứ nhất, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng - sau khi loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân so với cùng kỳ năm trước - đã cao lên khá nhanh qua các tháng.
Thứ hai, tốc độ tăng trên tuy chưa bằng tốc độ tăng của thời kỳ giữa năm 2008 trở về trước, nhưng đã cao hơn nhiều so với tốc độ tăng từ giữa năm 2008 đến đầu năm nay.
Thứ ba, tốc độ tăng trên đã cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP (quý I đã cao hơn gấp đôi: tăng 6,6% so với tăng 3,1%; 5 tháng tăng 8,4%, gần như chắc chắn tiếp tục cao hơn gấp đôi tốc độ tăng GDP). Điều đó chứng tỏ tiêu thụ trong nước ngày càng trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, có ba nguyên nhân chính làm cho tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ cao lên.
Một là, nhu cầu tiêu dùng và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư cao lên, thể hiện rõ nhất ở sự đi lại, mua sắm vào dịp Tết Nguyên đán và dịp lễ 30/4 - 1/5.
Nhu cầu tăng do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do nhiều người đã thu được số tiền khá khi các khoản tiết kiệm với lãi suất cao cách đây một năm khi đến kỳ đáo hạn. Có nguyên nhân do một bộ phận có được số tiền khi được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm, coi đây là một khoản “lộc” do Nhà nước đem lại, nên đã đưa vào tiêu dùng. Một bộ phận dân cư hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách được tăng lương và trợ cấp. Một bộ phận nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán thu được lại, mua vàng giá thấp nay giá tăng cao mang ra tiêu dùng...
Hai là, tỷ lệ tiêu dùng thông qua việc mua bán trên thị trường - vốn đã gia tăng từ những năm bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường - nay đã đạt khá cao (thể hiện tính sản xuất hàng hoá, tính thị trường tăng, tính tự sản tự tiêu giảm).
Ba là, nhiều người tiêu dùng đã tranh thủ lúc giá cả hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng có mức giá đang còn thấp, trong khi có nhiều dự báo giá cả sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Thứ năm, một số khu vực kinh tế có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng chung (21%) là: cá thể tăng 24,2% (chợ, các cửa hàng nhỏ lẻ), kinh tế tư nhân tăng 24% (do có sự cải tiến về phương thức bán hàng, mạnh dạn hạ giá những mặt hàng tồn kho lớn để thu hồi vốn quay vòng,...) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,8% (do tranh thủ lúc hàng ngoại nhập xuống giá,...). Khu vực tập thể chỉ tăng nhẹ (13,8%), còn khu vực nhà nước giảm 2,6%.
Do vậy, tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cá thể tăng lên đạt cao nhất là 57,2%, của kinh tế tư nhân đạt 30,3%, của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2,7%, còn khu vực nhà nước chỉ còn 8,8%, khu vực tập thể chỉ còn dưới 1%.
Thứ sáu, xét theo ngành hoạt động, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương nghiệp thuần tuý (78,4%) và có tốc độ tăng cao nhất (21,9%), bởi lẽ, trong điều kiện của người dân còn có thu nhập thấp và trong điều kiện khủng hoảng, khi tiêu dùng bị co lại thì việc tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng đối với sản phẩm vật chất.
Du lịch tuy có tăng cao thứ hai (tăng 21,6%), nhưng tỷ trọng còn nhỏ (1%), chủ yếu là du lịch trong nước, còn khách quốc tế đến Việt Nam bị sụt giảm mạnh.
Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đang bật dậy mạnh mẽ hơn nhiều nơi khác. Trong lúc sản lượng công nghiệp của Mỹ tiếp tục giảm trong tháng 5, sản lượng ở các nền kinh tế châu Á đang nổi lên đã lấy lại được phong độ thời trước khủng hoảng.
Trong môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi và phát triển nhanh chưa từng có như hiện nay, những cạm bẫy luôn ẩn hiện rình rập bạn. Hãy tăng những cơ hội thành công của bạn bằng việc tránh những cạm bẫy tiềm ẩn và những lỗi “chết người” sau.
“Tại sao vẫn phải bó tay trước sự chiếm lĩnh thị trường của hàng Trung Quốc, từ chiếc cặp trẻ con đi học in hàng chữ ‘I love China’ cho đến những thứ hàng cao cấp khác? Tại sao?” Có phải doanh nghiệp trong nước không nỗ lực mở rộng sản xuất, tiếp thị, canh tân công nghệ để làm ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn, đẹp hơn, giá cả hợp túi tiền hơn?
Gọi thời điểm hiện nay là “khoảng trống thời gian” để các nhà đầu tư có vốn lâu dài nhanh tay “chiếm giữ” các địa điểm có vị trí đẹp, giá rẻ, ông Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, cho rằng, đó là một trong những yếu tố quan trọng để DN Việt Nam trở lại với thị trường nội địa.
Tại trung tâm buôn bán sầm uất và quen thuộc nhất của người dân Hà Nội, đó là phố Hàng Đào, rất dễ để tìm mua một sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng lại chẳng dễ dàng chút nào nếu muốn tìm mua một mặt hàng mang thương hiệu Việt Nam.Bất chấp nền kinh tế suy thoái, nhiều trung tâm thương mại cao cấp lớn vẫn liên tiếp được đưa vào hoạt động trong thời gian gần đây, đồng thời hàng loạt các khu chợ cũ đã và đang được cải tạo để trở thành khu mua sắm hiện đại. Thực tế này khiến nhiều người kỳ vọng, đây chính là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu và tiêu thụ hàng hoá của mình.
Báo cáo của ngân hàng Standard Chartered (Hong Kong) về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009, nhận định: trong bối cảnh xuất khẩu tiếp tục sụt giảm, hoạt động dịch vụ bán lẻ là đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những quý tiếp theo.
Mặc dù có một số kết quả xếp hạng, đánh giá thị trường bán lẻ (TTBL) của Việt Nam là thị trường mới nổi, hấp dẫn nhất của thế giới (như hãng Atkearney, năm 2008 có đánh giá TTBL Việt Nam đã vượt cả Ấn Độ, Nga, Trung Quốc trở thành TTBL hấp dẫn nhất thế giới. Trước đó, năm 2004, Việt Nam chỉ xếp thứ 7) nhưng nếu xem xét trên một loạt số liệu thống kê đầy đủ, thực sự, TTBL có thể coi vẫn là kém phát triển và liên tục có những biến động bất thường.
Với “chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2009” (The 2009 A.T. Kearney Global Retail Development Index, viết tắt là GRDI) chỉ đạt 55 điểm, thị trường bán lẻ Việt Nam rơi năm bậc, xuống vị trí thứ sáu.
“Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để GuocoLand Việt Nam và Tập đoàn EEC tiếp tục thực hiện dự án đầu tư tại khu đô thị The Canary”, đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung tại buổi tiếp và làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Bất động sản Guocoland Việt Nam và Tập đoàn EEC (Hà Lan) vào sáng nay (10-6). Theo đó, UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh sẽ tạo điều kiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý để 2 doanh nghiệp sớm thành lập liên doanh giúp đẩy nhanh tiến độ phát triển dự án xây dựng khu bán lẻ, được xây dựng trên khu đất rộng 46.000m2, trong khuôn viên The Canary, Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore 1.
Tôi đồng ý với nhận định của tác giả Nguyễn Văn Sơn về việc thị trường trong nước đã giữ vai trò “đầu kéo” tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong những năm qua. Nhưng điều đáng lưu ý là trong thời gian dài, chúng ta tập trung xuất khẩu, thị trường trong nước ít được chú trọng khai thác, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại đánh giá rất cao tiềm năng thị trường Việt Nam
Trong điều kiện xuất khẩu bị sụt giảm (5 tháng bị giảm 6,8%) và rất khó đạt được mục tiêu ngay cả khi đã điều chỉnh (từ tăng 13% xuống còn 3%), thì tiêu thụ trong nước càng quan trọng, trở thành động lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Theo lộ trình tự do hóa thương mại đã cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 1-1-2009 là thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp (DN) 100% vốn nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ (TTBL).
Các doanh nghiệp vẫn xem bán lẻ là ngành đầu tư hấp dẫn nhất tại Việt Nam trong năm 2009, theo kết quả khảo sát do Công ty Grant Thornton Việt Nam công bố. Ông Matthew Lourey, Giám đốc bộ phận tư vấn tài chính doanh nghiệp của Grant Thornton, nói rằng sự phát triển mạnh của kinh tế Việt Nam và những cơ hội từ việc mở cửa thị trường bán lẻ đã làm cho ngành này trở thành một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn.
Tại Đức và Anh, các thương hiệu bán lẻ chiếm gần 1/3 tổng giá trị hàng hóa được bán. Ở Mỹ các thương hiệu bán lẻ chiếm khoảng 17% tổng lượng hàng hóa được bán và có tốc độ tăng trưởng mạnh tới 7%. Tại những thị trường mới nổi, doanh thu của những sản phẩm thương hiệu bán lẻ đang tăng trưởng khoảng 10% một năm, gấp đôi tốc độ trên toàn cầu.