Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Gọi thời điểm hiện nay là “khoảng trống thời gian” để các nhà đầu tư có vốn lâu dài nhanh tay “chiếm giữ” các địa điểm có vị trí đẹp, giá rẻ, ông Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, cho rằng, đó là một trong những yếu tố quan trọng để DN Việt Nam trở lại với thị trường nội địa.
Theo lý giải của ông Ân, hiện có nhiều yếu tố thuận lợi để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa và cũng có nhiều thuận lợi để DN trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Trước hết, đó là năm 2009, các chính sách phát triển hoạt động thương mại trong nước, đặc biệt là đẩy mạnh thị trường bán lẻ, được đặc biệt coi trọng. Ngay trong Thông điệp đầu năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, mở rộng thị trường nội địa, tăng cường nội tiêu không chỉ là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, mà phải là hướng phát triển quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp đó, gói kích cầu của Chính phủ, trị giá tới 8 tỷ USD, là một tín hiệu vui đối với ngành kinh doanh bán lẻ, giúp kích cầu tiêu dùng, tăng sức mua của người dân. Thực tế cho thấy, bất chấp kinh tế còn nhiều khó khăn, sức mua của người dân trong nước vẫn là một trong những điểm tựa cơ bản cho đầu ra của sản phẩm được sản xuất trong nước.
Trong 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vẫn tăng tới 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ yếu tố giá cả, mức tăng này vẫn đạt 8,4%. Sức mua ổn định không chỉ giúp ngăn chặn suy giảm sản xuất - kinh doanh, mà còn là một yếu tố quan trọng giúp thị trường bán lẻ trong nước “tăng điểm” trong mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Với mức tăng trưởng trên 20%/năm và quy mô từ 20 đến 54 tỷ USD/năm, thị trường nội địa Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có sức hấp dẫn nhất thế giới. Yếu tố thứ ba khiến ông Lê Đình Ân tin tưởng vào cơ hội cho các DN trong nước ở thị trường nội địa, đó là mặc dù Việt Nam đã mở cửa thị trường bán lẻ từ đầu năm 2009, nhưng do khủng hoảng kinh tế, nên các nhà đầu tư nước ngoài chưa thể thâm nhập ngay thị trường Việt Nam.
“Họ còn phải giải quyết các vấn đề ở nước sở tại, cũng như cần thời gian để nghiên cứu sâu sắc hơn về thị trường, quản trị rủi ro và cấu trúc lại nguồn vốn”, ông Ân nói. Ba yếu tố này chính là những điều kiện thuận lợi rất cơ bản để các DN thực sự có tiềm lực chiếm giữ thị trường nội địa. Song có tận dụng được cơ hội hay không, lại là một câu chuyện khác.
Trong một báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia vừa được công bố, thì trên thực tế, để quay trở lại với thị trường nội địa sau nhiều năm mải mê “chinh chiến” ở thị trường nước ngoài (mà “bỏ quên” thị trường trong nước), các DN Việt Nam hầu như phải bắt đầu từ con số không, không biết thị trường cần gì, không biết tìm ở đâu nguyên liệu cung ứng ổn định với số lượng vừa phải, không biết bán hàng qua kênh phân phối nào, phương thức xây dựng thương hiệu ra sao?
Đặc biệt, công tác hậu mãi và dịch vụ sau bán hàng của DN trong nước vẫn rất yếu. Báo cáo nêu rõ: “Chính vì vậy, không phải DN nào cũng có thể một sớm một chiều thay đổi chiến lược đầu tư và cơ cấu sản xuất, kinh doanh của mình”.
Trên thực tế, thời gian qua, có khá nhiều DN Việt Nam tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa. Trung Nguyên, Biti’s, Kinh Đô, Việt Tiến, May 10... là những cái tên có thể được nhắc tới như những điểm sáng của thương hiệu Việt. Tuy nhiên, phần lớn thương hiệu Việt vẫn đang loay hoay trong quá trình tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường.
Chẳng hạn, không hẳn vì sính hàng ngoại mà người tiêu dùng quay lưng với sữa bột sản xuất trong nước. Câu trả lời là vì sản phẩm trong nước chưa thực sự tạo được sự tin tưởng với người tiêu dùng nội địa.
Thách thức này khiến các chuyên gia chỉ ra rằng, muốn thành công ở thị trường nội địa, DN cần có chiến lược phân lớp thị trường, xác định cho đúng đối tương mà mình sẽ hướng tới, phù hợp với lợi thế và khả năng của mình. Thêm vào đó, theo ông Lê Đình Ân, cùng với việc bản thân mỗi DN phải đề ra chiến lược sản xuất - kinh doanh nhằm tiếp cận thị trường nội địa, thì các bộ, ngành, cũng phải gấp rút hoàn thiện các chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, mở rộng và khai thác thị trường nội địa.
Trên khía cạnh này, thì việc Bộ Công thương sớm triển khai các biện pháp xúc tiến phát triển thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường nông thôn là rất cần thiết. “Để khai thác tốt nhất thị trường nội địa, cần sự đồng thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước, DN và người tiêu dùng”, ông Ân nói.
(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com