Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM hấp dẫn các tập đoàn bán lẻ

Đặc tính dễ chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng TP. HCM đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà sản xuất và tập đoàn bán lẻ trên thế giới.

Ông Aaron Cross, Tổng Giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam, trong buổi công bố nghiên cứu đánh giá chi tiết về hành vi của người tiêu dùng ở hai thành phố lớn ở Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM đã nhận định: “TP.HCM rất phù hợp cho việc thử nghiệm các sản phẩm mới, hoặc thiết lập các hệ thống phân phối. Còn đối với thị trường phía Bắc (chủ yếu là Hà Nội) thì nên coi trọng hoạt động quảng cáo và giới thiệu sản phẩm trước khi gia tăng doanh thu từ hoạt động bán hành”.

Đặc tính dễ chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng TP. HCM đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà sản xuất và tập đoàn bán lẻ trên thế giới. Bà Nguyễn Thu Giang, Giám đốc điều hành Công ty GTG Retail cho biết: “TP. HCM luôn là nơi để nhiều doanh nghiệp khởi đầu các chiến dịch phát triển sản phẩm mới. Hiện nay, các tập đoàn bán lẻ lớn như Wal-Mart, Carrefour… đã nghiên cứu chi tiết và chọn TP. HCM là nơi xuất phát điểm hình thành hệ thống phân phối của họ”.

Trong khi đó, ở Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc sản phẩm Tập đoàn IMV cho biết, Công ty phải thâm nhập bằng những sản phẩm cao cấp nổi tiếng và gia tăng các dịch vụ hậu mãi cùng với quảng cáo “giá thấp và chất lượng cao”.

Sự khác nhau trong tâm lý tiêu dùng của hai khu vực cũng được Công ty Nielsen Vietnam thể hiện ở thiên hướng “tôi” của người dân TP.HCM so với “chúng ta” của người dân Hà Nội. Người tiêu dùng ở TP.HCM ít quan tâm đến ý kiến của người khác và khi cần, quyết định tiêu dùng họ chủ yếu dựa vào nhu cầu và mong muốn của bản thân mình. Các khách hàng của thị trường Hà Nội lại tiêu dùng theo thói quen “thu nhặt” ý kiến từ nhiều nguồn.

Đặc biệt, người tiêu dùng ở TP.HCM sẵn sàng đi vay mượn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác cho các nhu cầu tiêu dùng của mình, trong khi đó hơn một nửa (57%) người Hà Nội từ chối cách tiêu dùng này. Nhưng, một điểm khá đặc biệt mà cuộc khảo sát phát hiện là, người Hà Nội thích sản phẩm cao cấp, hàng hiệu (71% cho rằng họ rất thích hàng cao cấp) hơn các cư dân TP.HCM.

“Người Hà Nội rất dễ bị thu hút bởi các sản phẩm cao cấp đặc biệt là các sản phẩm giá trị như điện thoại di động hay mỹ phẩm và sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm cao cấp. Người tiêu dùng ở TP.HCM là những người có xu hướng tiêu dùng nhanh và chỉ mua những hàng hóa thật cần thiết”, ông Aaron Cross nói và cho biết, cư dân TP.HCM vẫn thích các sản phẩm cao cấp nhưng 48% cho rằng, những thứ đó chỉ dành cho những người thích khoe khoang và thích gây sự chú ý.
 

(Theo Minh Tuấn // Báo đầu tư)

  • Tiêu dùng ở châu Á: cần một sự chuyển dịch
  • 5 lỗi chết người của doanh nghiệp bán lẻ nhỏ
  • Cần một chiến lược cho hàng nội
  • Thời điểm tốt để trở về thị trường nội địa
  • Hàng Việt Nam ở đâu trên thị trường nội địa?
  • Dịch vụ bán lẻ có khả năng tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự thật sau những con số
  • TP.HCM hấp dẫn các tập đoàn bán lẻ
  • Xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu: VN rơi 5 bậc
  • Bình Dương: Xây dựng trung tâm bán lẻ quy mô lớn nhất tại khu vực Đông Nam Bộ
  • Thị trường trong nước bị bỏ quên
  • 6 nhận xét từ việc tiêu thụ trong nước tăng trở lại
  • Thị trường bán lẻ năm 2009: Không “nóng” như... dự báo!
  • Bán lẻ vẫn là ngành hấp dẫn nhất tại Việt Nam
  • Điều gì trong cửa hàng đại diện cho thương hiệu bán lẻ?