Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Sóng thần kinh tế toàn cầu “quét” qua Việt Nam sẽ để lại những gì? Bản báo cáo của Nielse, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin, là một trong số những câu trả lời khá toàn điện và có cơ sở.
Xét về mức độ tiêu dùng, thu nhập của các hộ gia đình đang gia tăng, và ngoài việc có những hộ giàu ngày càng giàu hơn thì tầng lớp trung lưu mới nổi là một lực lượng tiêu dùng rất đáng kể. Thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình ở Việt Nam hiện khoảng 300 USD/tháng và số gia đình có thu nhập trung bình từ 400 USD/tháng trở lên đã tăng mạnh từ 20% vào năm 2002 lên đến hơn 80% vào năm 2008, cho thấy khả năng chi trả cũng gia tăng đáng kể.
Đáng lưu ý, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng “tiên phong” trong việc trang bị những loại hàng hóa công nghệ mới. Tính chung những người trong độ tuổi lao động, 74% số người ở Việt Nam đang sở hữu điện thoại di động; chiếm 57% dân số đô thị và 37% dân số nông thôn. Tỷ lệ dân số “ngấm” Internet ở Việt Nam (23%) cao so với các quốc gia láng giềng như Ấn Độ (7%) và Trung Quốc (22%). Người tiêu dùng Việt Nam còn rất “nhạy cảm” với các đồ công nghệ mới. Sau khi chi trả cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, Việt Nam đứng đầu trong số các thị trường ở châu Á Thái Bình Dương về chi tiêu cho các thiết bị công nghệ mới - một thực tế đáng ngạc nhiên nếu xét tới mức độ sở hữu công nghệ của Nhật Bản và Trung Quốc.
Việt Nam xếp thứ 9 toàn cầu và thứ 5 trong khu vực về mức độ lạc quan của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là, cho dù có một quá khứ khó khăn và hiện tại nhiều giông bão, họ vẫn là những người khá rộng tay.
Mặc dù lạm phát hiện đang ở mức cao và làm cho túi tiền của người tiêu dùng nhẹ đi, sự tự tin có phần dao động, nhưng so với các khu vực khác ở châu Á và thế giới, Việt Nam vẫn đang nhìn thấy sự lạc quan. Vào tháng 7 năm 2008, báo cáo của Nielsen về tình hình lạm phát cho thấy người tiêu dùng cho biết, họ đã giảm bớt chi tiêu vì bão giá. Nhưng báo cáo kiểm toán về bán lẻ cũng của Công ty này lại cho thấy sự sụt giảm thực tế không lớn. Thị trường hàng hóa tiêu dùng nhanh (FMCG) vẫn tăng trưởng 20% vào tháng 12-2008 và tăng 4% trong tháng 12 so với năm trước đó. Trong những tháng đầu năm 2009, đúng là có sự “thắt lưng buộc bụng” hơn. Chi tiêu dịp Tết năm nay có giảm sút so với năm trước, với khoảng 50% số người được hỏi cho biết họ chi tiêu ít hơn dịp Tết trước đó. Điều thú vị là 10% vẫn “khoe” họ tiêu nhiều hơn. Và 40% số người được hỏi cho biết khi mua hàng họ có quan tâm đến giá cả hơn so với trước đó.
(Theo Doanh nhân)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com