Siêu thị dệt may Vinatex 25 Bà Triệu, Hà Nội thuộc hệ thống Vinatex Mart.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, bước vào quý 1-2009, do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam càng gặp khó khăn. Xu hướng thị trường xuất khẩu dệt may bị thu hẹp ngày càng rõ nét, các đơn hàng xuất khẩu bắt đầu bị cắt giảm và dự kiến sẽ có thể tiếp tục giảm tới đầu năm 2010.
Ðến nay, thị trường Mỹ giảm nhập khẩu hàng dệt may hơn 20%, Nhật Bản giảm 15%. Giá bán hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu chính cũng sẽ giảm khoảng 20%. Sức tiêu thụ hàng dệt may cao cấp suy giảm mạnh mà đây lại chính là phân khúc thị trường mà doanh nghiệp (DN) Việt Nam có nhiều ưu thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhiều hệ thống phân phối, siêu thị tại các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản đóng cửa, gây khó khăn cho việc đẩy mạnh hàng hóa Việt Nam ra thị trường ngoài nước. Không chỉ vậy, sản phẩm dệt may của Việt Nam còn bị cạnh tranh ngày càng gay gắt với các sản phẩm của các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Bangladesh, Indonesia.
Trong điều kiện thị trường xuất khẩu khó khăn, tập trung phát triển thị trường trong nước được coi là chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành dệt may. Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam Lê Quốc Ân cho biết, tiếp cận mạnh hơn thị trường trong nước là hướng đi của hầu hết các DN Việt Nam, trong khi đó hầu hết các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thiếu khả năng này do trước đây tập trung hết cho xuất khẩu theo đơn đặt hàng của công ty mẹ. Theo Giám đốc Công ty thương mại Vinatex (Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Nguyễn Hồng Hương, hiện nay doanh thu thị trường trong nước của các DN dệt may trong nước chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu hằng năm. Với Vinatex, doanh thu thị trường này chiếm khoảng 50% tổng doanh thu của Tập đoàn và có mức tăng trưởng 40%/năm. Năm 2009, tập trung phát triển thị trường trong nước được Vinatex coi là giải pháp quan trọng nhằm tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động và nhất là bảo vệ thị trường nội địa trước sức tiến công của hàng hóa từ nhiều nước khác. Ðể làm được điều này, Vinatex tiếp tục mở rộng hệ thống bán lẻ trên cả nước, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Ðến nay, hệ thống siêu thị của Vinatex đã phát triển tới 22 tỉnh, thành phố với tổng số 55 siêu thị. Ngoài ra, Vinatex còn mở hơn 20 cửa hàng thời trang. Vinatex cũng tập trung tận dụng các hệ thống phân phối đang có, nhất là hệ thống siêu thị Vinatex, các cửa hàng của các công ty lớn đã đầu tư nhiều năm như Việt Tiến, May 10, Phong Phú, Nhà Bè để đưa hàng hóa của tất cả các DN ra thị trường với chi phí lưu thông thấp nhất. Tránh đầu tư lớn trong khâu phân phối ở thời điểm khó khăn. Tổ chức phân chia loại sản phẩm, cấp chất lượng sản phẩm, khu vực phân phối trong các DN, tránh cạnh tranh nội bộ. Ưu tiên chọn đúng DN có lợi thế cao nhất tại từng phân khúc, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Tổng Giám đốc Tổng công ty may Việt Tiến Bùi Văn Tiến cho biết: Nhiều năm qua, DN đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước với mức tăng trưởng lên 40%. Việt Tiến đã triển khai và đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới, nhất là các mặt hàng thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, TT-up, San Sciaro, Manhattan, hàng may sẵn cho học sinh, công nhân nhãn hiệu Vie-Laross. Ngoài 17 cửa hàng và gần 600 đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, DN này đang tiếp tục mở rộng, phát triển kênh phân phối, đưa sản phẩm vào 48 trung tâm thương mại. Doanh thu thị trường nội địa năm nay ước đạt 450 tỷ đồng, bằng 20% tổng doanh thu.
Một trong những kinh nghiệm khai thác thành công thị trường trong nước của nhiều DN dệt may chính là quan tâm, củng cố đội ngũ các nhà thiết kế thời trang để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn. Trưởng phòng Kinh doanh trong nước (Công ty cổ phần May Hồ Gươm) Tô Thị Thanh Hương cho biết, trước năm 2007, công ty chuyên làm hàng xuất khẩu. Nhưng từ năm 2007, công ty bắt đầu tiếp cận thị trường trong nước và kết quả khá thành công khi năm 2008, doanh thu thị trường trong nước đạt ba tỷ đồng. Năm nay, công ty phấn đấu tăng gấp đôi doanh thu. Ðể đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp đang được công ty triển khai đó là đầu tư xây dựng đội ngũ gồm sáu nhà thiết kế được đào tạo bài bản. Tương tự, Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) còn thành lập công ty cổ phần thời trang trên cơ sở tách bộ phận kinh doanh may mặc nội địa trước đây của tổng công ty. Hiện công ty có riêng chín nhà thiết kế thời trang, đồng thời cộng tác với một số nhà thiết kế khác. Với đội ngũ các nhà thiết kế thời trang này, nhiều sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng với nhiều mức giá khác nhau đã được đưa ra thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Là DN chủ yếu làm hàng xuất khẩu, năm 2009 trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, Công ty may Ðức Giang đã xác định tăng thị phần trong nước lên 20%. Ðể đạt mục tiêu này, công ty lựa chọn hướng kinh doanh may mặc nội địa gồm bán lẻ và may đồng phục, bước đầu có hiệu quả tốt và mở ra nhiều triển vọng kinh doanh.
Không chỉ Vinatex, nhiều DN may tư nhân cũng khai thác khá thành công thị trường nội địa. Công ty Sơn Kim Fashion (SKF) là một trong những DN đang có thị phần trong nước lớn. Hiện SKF đã có gần 100 cửa hàng và hàng trăm đại lý tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ðà Nẵng... Ðể chủ động về nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại, SKF đã tìm được một phần nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước, bảo đảm cho DN duy trì sản xuất ổn định.
Những bất hợp lý trong chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) cản trở không ít doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chế biến từ nguồn nguyên liệu nông sản và đang muốn quay về thị trường nội.
Có nhiều mặt hàng nằm trong diện bảo lưu vĩnh viễn của Việt Nam đã và đang được bày bán tại các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhưng điều gì đang xảy ra? Trong thời gian qua, hàng loạt mặt hàng trong danh mục loại trừ vĩnh viễn vẫn được kinh doanh tại các siêu thị có vốn FDI. Người ta có thể mua gạo hoặc đường với số lượng không giới hạn và bất kỳ ai cũng mua được. Tương tự, một số mặt hàng nằm trong danh mục bảo lưu có thời hạn như rượu cũng đang được bày bán thoải mái tại các siêu thị này.
Có nhiều suy đoán về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009. Vài người dự đoán một tương lai u ám, trong khi những người khác thật sự tin rằng Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng và thậm chí tốt hơn nhiều nước trên thế giới.
Kinh tế suy thoái toàn cầu đã và đang làm giảm tốc độ đầu tư và mở rộng thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối tại VN. Nhưng đây chính là khoảng thời gian các DN VN cần tận dụng để củng cố và phát triển hệ thống phân phối của mình.
Sau hàng Trung Quốc, nhiều mặt hàng có xuất xứ từ Thái Lan đang đổ vào Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Theo thống kê của Cục Hải quan Tp.HCM, giá trị nhập khẩu các mặt hàng từ Thái Lan vào Việt Nam hai tháng đầu năm 2009 đạt khoảng 200 triệu USD. Các nhóm hàng chiếm tỉ trọng cao là vải các loại, điện máy, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện điện tử, sau đó mới đến hàng tiêu dùng, thực phẩm...
Sóng thần kinh tế toàn cầu “quét” qua Việt Nam sẽ để lại những gì? Bản báo cáo của Nielse, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin, là một trong số những câu trả lời khá toàn điện và có cơ sở.
Nếu như mọi năm, các công ty, cửa hàngthường chỉ khuyến mãi giảm giá những dịp cuối năm, lễ tết thì năm nay, vào thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4 các mặt hàng vẫn đua nhau giảm giá. Mặc dù các nhà bán lẻ dùng khuyến mại vào những mục đích khác nhau nhưng đây vẫn là cơ hội tốt để người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu mua sắm với chi phí thấp hơn.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, bước vào quý 1-2009, do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam càng gặp khó khăn. Xu hướng thị trường xuất khẩu dệt may bị thu hẹp ngày càng rõ nét, các đơn hàng xuất khẩu bắt đầu bị cắt giảm và dự kiến sẽ có thể tiếp tục giảm tới đầu năm 2010.
Sau thời gian ngắn thực hiện chủ trương gói kích cầu của Chính phủ, các ngân hàng (NH) đã đồng loạt liên kết với một số cửa hàng bán lẻ, đưa ra dịch vụ mua bán trả góp. Tuy nhiên, xu hướng này vẫn còn nhỏ lẻ, dù đây là hình thức mua bán được đánh giá là phù hợp với mặt bằng thu nhập của người dân hiện nay.
Một vài chuyên gia đang dự đoán rằng suy thoái kinh tế sẽ “nghèo hóa” hàng triệu người Việt Nam - những người vừa thoát khỏi đói nghèo gần đây nhờ vào quá trình phát triển và đô thị hóa nhanh chóng.
Nhiều chuyên gia và Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam khẳng định việc tái chiếm thị trường nội địa, đặc biệt khu vực nông thôn trong hoàn cảnh hiện nay không dễ.
Kinh tế toàn cầu đang suy thoái trầm trọng và lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp (DN) phải coi trọng việc nghiên cứu thị trường để tránh “hội chứng đám đông” trong kinh doanh.
Thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường tuy qui mô còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Nền kinh tế của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục cao, ổn định chính trị. Bên cạnh đó người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở Châu Á và mức chi tiêu ngày càng tăng...
Dù giá cả nhiều mặt hàng đã hạ xuống đáng kể nhưng sức tiêu dùng vẫn có xu hướng giảm, giá trị hóa đơn thanh toán trung bình của mỗi khách cũng giảm đi đáng kể.
Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, theo đó hàng loạt các mặt hàng điện tử được giảm giá. Đây được coi là thời điểm doanh nghiệp nên… bắt tay với người tiêu dùng.