Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những ưu tiên mới của Liên minh châu Âu

Thông điệp hàng năm đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) nêu bật những ưu tiên của tổ chức này và các đề xuất cụ thể về việc làm, nghiên cứu và đổi mới.

Chủ tịch EC, ông Jose Manuel Barroso

Ngày 7/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU, ông Jose Manuel Barroso, đã đọc Thông điệp Liên minh hàng năm đầu tiên trước Nghị viện châu Âu.

Thông điệp khẳng định bức tranh kinh tế EU hiện nay đã sáng sủa hơn cách đây 1 năm, với tốc độ tăng trưởng trong năm 2010 cao hơn dự báo ban đầu nhờ hành động kiên quyết của các nước thành viên.

Về chính sách kinh tế, EU cần thúc đẩy các cải cách cơ cấu trong 12 tháng tới, phải giải quyết tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô, tìm cách củng cố, thúc đẩy lĩnh vực tài chính trong khu vực.

EC sẽ đề nghị cấm bán trái phiếu "non", gán nợ và thưởng tiền cho những thành quả trong ngắn hạn song có thể gây thiệt hại về dài hạn; công bố đề xuất về thuế mới đánh vào các hoạt động tài chính, vốn phái sinh, về lập cơ quan xếp hạng tín dụng và cơ chế giải quyết và kiểm soát khủng hoảng nhằm cải tổ khu vực tài chính vào cuối năm 2011.

EU sẽ thúc đẩy phối hợp kinh tế toàn cầu hiệu quả hơn cũng như việc hình thành những thị trường tài chính ổn định và có trách nhiệm hơn thông qua cải tổ các thể chế tài chính quốc tế và thông qua các mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu hiệu quả hơn.

Trong vấn đề việc làm, EC sẽ đề nghị thành lập Cơ Giám sát khoảng trống việc làm châu Âu nhằm giúp mang lại việc làm cho 4 triệu người thất nghiệp trong Liên minh và sẽ thành lập một thị trường việc làm mạnh hơn trong khu vực.

Tháng 10 tới, EU sẽ soạn thảo kế hoạch thúc đẩy đổi mới, bằng cách khuyến khích phát triển các trường đại học đẳng cấp thế giới và cho ra đời loại bằng tốt nghiệp có giá trị trong toàn EU cũng như tìm cách giảm tệ quan liêu đang cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về đối ngoại, Chủ tịch EC, ông Barroso kêu gọi các nước EU đoàn kết để tăng cường cả sức mạnh kinh tế lẫn ngoại giao trên vũ đài thế giới, nhấn mạnh các đối tác theo dõi và kỳ vọng EU tham dự vào các vấn đề quốc tế không chỉ bằng sức mạnh kinh tế, bởi nếu không cùng nhau hành động, EU sẽ không trở thành một lực lượng trên thế giới và thế giới sẽ tiến về phía trước mà không cần EU.

EU sẽ tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và tìm kiếm các cam kết tin cậy về cắt giảm khí thải độc hại từ các nước khác.

Tháng 10 tới, EC sẽ công bố chính sách thương mại mới và cam kết dành thêm 1 tỷ Euro cho các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của LHQ, đồng thời đề nghị thành lập lực lượng ứng phó khủng hoảng giúp giải quyết thảm họa toàn cầu.

 (Theo Mai Hằng // Tin Chính phủ)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Tuyển người mẫu xấu xí quốc tế
  • Anh: Làm CD từ xương người, tro cốt
  • Một châu Âu, ba tốc độ phát triển
  • Pháp: Đình công phản đối cải cách hưu trí
  • Suy thoái tại Hy Lạp tồi tệ hơn ước tính
  • Joseph Stiglitz: Châu Âu sai lầm với chính sách tiết kiệm
  • Thụy Sỹ cảnh giác cao với "chiến tranh mạng"
  • Nga có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc