Tối 13/10, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã bổ nhiệm ba bộ trưởng mới thay thế ba bộ trưởng bị ông cách chức ngày 7/10 do dính líu đến vụ bê bối nhằm tìm cách vận động chống lại kế hoạch tăng thuế đánh vào ngành kinh doanh cờ bạc.
Cùng với quyết định này, Thủ tướng Tusk cũng đã đề nghị thành lập Ủy ban điều tra của Quốc hội nhằm làm rõ vụ bê bối này, hành động được cho là nhằm xoa dịu dư luận và ngăn chặn uy tín đang giảm sút của Đảng Cương lĩnh Công dân trung hữu cầm quyền trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan đang đến gần.
Ông Tusk sẽ ra ứng cử trong cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức trong năm 2010 tới.
Ba bộ trưởng mới được bổ nhiệm gồm Bộ trưởng Nội vụ và Hành chính Egi Miller từng giữ chức Tỉnh trưởng Malopol, Bộ trưởng Thể thao và Du lịch Adam Ghersh từng làm Quốc vụ khanh trong bộ này và Bộ trưởng Tư pháp Christof Kviatkovsky.
Theo luật định, ba bộ trưởng mới này cần phải được Tổng thống Lech Kazchinski phê chuẩn để có thể bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ./.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 14/10 ở Mátxcơva sau khi hội đàm với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Cộng hòa Séc Vaclav Klaus tuyên bố không thay đổi quan điểm và sẽ không ký Hiệp ước Lisbon, hiệp ước cải cách Liên minh châu Âu (EU).
Ông Javier Solana, Ủy viên cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), cho rằng trong thời gian tới, nền quốc phòng châu Âu sẽ phải đối mặt với những thách thức mới đòi hỏi EU phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm 28/10 đã tỏ ý ủng hộ đề xuất chế tạo một tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân, đưa Nga tới rìa cuộc chạy đua trong không gian.
Với động thái bất ngờ hôm 1-10, Giám đốc Văn phòng chống gian lận Anh (SFO) Richard Alderman tuyên bố sẽ truy tố Tập đoàn quốc phòng BAE về tội tham nhũng và hối lộ. Theo ông Alderman, nếu BAE không chấp nhận mức phạt nặng 500 triệu bảng Anh vì những hành vi gian lận để có các hợp đồng bán vũ khí cho nước ngoài, SFO sẽ trình “cáo trạng” lên Tổng chưởng lý, chính thức khởi tố BAE.
Các công ty tài chính của Anh đang nhìn thấy những dấu hiệu phục hồi và các ngân hàng cho biết lần đầu tiên họ cảm thấy “tự tin hơn” kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu vào năm 2007
Việc cử tri Ireland chấp nhận Hiệp ước Lisbon về cải cách Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần rồi đã khởi động cuộc đua không chính thức vào các vị trí mới cao nhất khối này, đó là Chủ tịch và Ngoại trưởng EU.
Ngày 6-10, nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tới Thủ đô Astana, Kazakhstan đồng ý cho phép binh sĩ và trang thiết bị quân sự Pháp được phép quá cảnh ở nước này để tới Afghanistan. Tổng thống Sarkozy cùng người đồng cấp nước chủ nhà Nursulatan Nazarbayev đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận này.
Công ty Powerfuel Power của Anh sẽ xây dựng một nhà máy nhiệt điện đầu tiên có khả năng lọc và thu giữ khí thải điôxít cácbon (CO2) với tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ bảng Anh (khoảng 3,84 tỷ USD). Dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2014.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.