Những người ủng hộ ông Zelaya biểu tình tại sân bay quốc tế ở Tegucigalpa. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Quân đội Honduras ngày 5/7 đã ngăn máy bay chở Tổng thống bị lật đổ Manuel Zelaya hạ cánh xuống sân bay ở thủ đô Tegucigalpa bằng cách phong tỏa đường băng bằng xe quân sự.
Theo tín hiệu sóng vô tuyến nghe được từ một trang web hàng không, tháp điều khiển tại sân bay Tegucigalpa đã cảnh báo phi công lái chiếc máy bay chở ông Zelaya rằng máy bay có thể bị bắn nếu tìm cách hạ cánh. Do không hạ cánh được xuống Honduras, máy bay đã phải chuyển hướng và hạ cánh xuống thủ đô Managua của Nicaragua.
Trước đó, chính quyền của Tổng thống lâm thời Roberto Micheletti đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang và cảnh sát không cho phép máy bay chở ông Zelaya hoặc bất kỳ máy bay nào chưa được xác định hạ cánh xuống lãnh thổ Honduras.
Trong khi đó, ở phía dưới sân bay, đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình ủng hộ Tổng thống Zelaya, làm ít nhất hai người thiệt mạng và hai người bị thương.
Một nhân chứng cho biết binh sĩ và cảnh sát chống bạo động Honduras đã bắn đạn hơi cay để giải tán hàng nghìn người biểu tình tụ tập tại sân bay chờ Tổng thống Zelaya trở về. Ước tính, khoảng 30.000 người đã tập trung tại đây. Chính phủ lâm thời Honduras đã kéo dài lệnh giới nghiêm vào ban đêm do các cuộc biểu tình tại sân bay.
Trong một diễn biến liên quan, các nhà lãnh đạo lâm thời của Honduras đã đề xuất tiến hành cuộc đối thoại với Tổ chức các quốc gia Nam Mỹ (OAS), một ngày sau khi cơ quan này đình chỉ tư cách thành viên của Honduras.
Thứ trưởng Ngoại giao tạm quyền Honduras Martha Lorena Alvarado cho biết chính quyền đã thông báo với đại diện của OAS ở Tegucigalpa rằng nước này sẵn sàng tiến hành các cuộc đối thoại "chân thành" với phái đoàn các đại diện của Tổng Thư ký OAS.
Tuy nhiên, chính phủ lâm thời Honduras cũng tuyên bố đề xuất đối thoại trên không bao gồm sự quay trở lại của Tổng thống bị phế truất Zelaya và vấn đề này là "không thể thương lượng"./.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 26/4 dẫn bản tin trên tờ Washington Times cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được tin là có hơn 1 tỷ USD trong các tài khoản ngân hàng bí mật ở nước ngoài.
Lãnh tụ đảng đối lập Myamar, bà Aung San Suu Kyi, vừa được tạp chí Time danh tiếng bình chọn là người có ảnh hưởng nhất thế giới trong vòng một thập niên vừa qua.
Trong cuộc đời của cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được mệnh danh là "bà đầm thép" có rất nhiều câu nói bất hủ. Chúng thể hiện rõ tính cách mạnh mẽ, quyết đoán của bà, đồng thời cũng cho thấy tài năng và trí tuệ của nữ Thủ tướng duy nhất trong lịch sử nước Anh.
Khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức, hầu hết người dân trong nước đều tập trung vào đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên.
Sáng nay (17/10, theo giờ Việt Nam), đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney đã có màn đấu khẩu gay gắt trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai trên truyền hình.
Báo "Người Australia" ngày 9/7 đưa tin cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã tới Fiji để bí mật hội đàm với Thủ tướng tạm quyền nước chủ nhà Voreqe Bainimarama.
Trước những tranh cãi trong giới chức Mỹ về sự cần thiết phải có gói kích thích kinh tế thứ hai nhưng quan chức cấp cao của Nhà Trắng khẳng định chính quyền chưa có kế hoạch triển khai thêm bất kỳ gói hỗ trợ kinh tế nào.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7/7 có cuộc nói chuyện với các sinh viên sắp tốt nghiệp Đại học Kinh tế Mới ở Matxcơva tại tòa nhà trung tâm triển lãm lợp kính lớn nhất châu Âu.
Theo hãng tin AP, tình hình kinh tế và chính trị Mỹ trong 3 tháng tới sẽ quyết định "uy lực" của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc giành được sự ủng hộ của Quốc hội đối với một loạt vấn đề chủ chốt trong chương trình nghị sự của ông.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.