Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Diễn biến thị trường phân bón năm 2008 và dự báo năm 2009

Thị trường phân bón thế giới những tháng đầu năm 2008 diễn biến phức tạp, sau khi giảm đồng loạt trên khắp các thị trường vào tháng 1 và 2 do sức mua giảm, giá Urê trên thế giới liên tục tăng mạnh từ tháng 3 cho đến đầu tháng 9 mặc dù vào cuối tháng 8 có giảm mạnh do nhu cầu giảm.

Kể từ nửa cuối tháng 9 đến nay, giá phân bón U rê thế giới đã giảm mạnh, các loại phân khác cũng giảm so tháng 8: DAP giảm 60-140 USD/tấn xuống còn 950 – 1.090 USD/tấn, Ammonia giảm 30 USD/tấn xuống 820 – 870 USD/tấn, Sunfure giảm từ 645 USD/tấn xuống 352 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu do lượng tồn kho tại các nhà sản xuất từ tháng 9 sang tháng 10 còn rất nhiều, trong khi đó lại vắng khách mua; hơn nữa giá cước vận chuyển, giá dầu thô, quặng để sản xuất phân bón đều giảm mạnh.
Tuy nhiên, giá phân bón thế giới 10 tháng qua vẫn trong xu hướng tăng mạnh so cùng kỳ 2007: U rê (320-830 USD/tấn FOB), tăng 70 – 440 USD/tấn so cùng kỳ (250-390USD/tấn), DAP 600-1.230 USD/tấn FOB, tăng 350-780 USD/tấn so cùng kỳ (250-450USD/tấn), Sunfua 140 – 830USD/tấn, tăng 105-540USD/tấn so cùng kỳ (35-290USD/tấn)...
Trong nước, giá phân bón 10 tháng đầu năm diễn biến cùng chiều với giá thế giới, sau khi biến động tăng giảm thất thường từ tháng 1 đến tháng 4, giá phân bón trong nước đã liên tục tăng từ tháng 5 do Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phân bón và dần rút khỏi thị trường khiến giá phân bón thế giới tăng mạnh. Từ tháng 9 đến nay giá bắt đầu chững lại và giảm dần do hiện tại lượng phân cung ứng đủ, trong khi nhu cầu tiêu thụ chưa cao bởi sản xuất nông nghiệp nước ta chưa bước vào vụ chính thức. Tuy nhiên, so cùng kỳ, giá phân bón các loại 10 tháng qua vẫn tăng khá mạnh: U rê tăng 9,89 – 69,49%, DAP tăng 85,2 – 188,8%, NPK tăng 67 – 116,67%...
Theo các chuyên gia dự báo, thị trường phân bón trong nước và thế giới những tháng cuối năm 2008 và năm 2009 sẽ có xu hướng ổn định như hiện nay hoặc giảm do tác động của giá xăng dầu thế giới và ấn Độ là nước có ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường phân bón thế giới, nhưng nước này lại hạn chế việc mua hàng nên đã tác động làm giá thị trường thế giới giảm, cộng với cước vận chuyển đang giảm mạnh nên khả năng giá U rê còn tiếp tục giảm.
Trong nước, tháng 11 và 12 là thời điểm chuẩn bị vụ Đông ở phía Bắc, vụ mùa ở miền Trung, vụ Đông Xuân ở ĐBSCL nên nhu cầu sẽ gia tăng, nhưng với xu hướng trên của giá thế giới khả năng giá phân bón trong nước sẽ không tăng so với hiện tại. Bởi theo tính toán của Bộ NN-PTNT, từ nay đến hết năm 2007 với lượng sản xuất trong nước của nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Phú Mỹ dự kiến mỗi tháng 80.000 tấn, cộng với lượng nhập khẩu 2tháng cuối năm bình quân 70.000 tấn Ure/tháng, sẽ đảm bảo đủ phân bón đáp ứng cho nhu cầu sản xuất vụ Đông ở miền Bắc và vụ Đông Xuân ở Nam Bộ. Mới đây, Bộ NN-PTNT cũng đã có dự báo về nhu cầu phân bón năm 2009 cả nước cần 9,75 triệu tấn phân bón, trong đó sản xuất trong nước là 6,75 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn.
       

  • Những giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2009
  • Mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2009
  • Kinh tế 2009: Vẫn nặng nỗi lo lạm phát
  • Chứng khoán 2009: Lo ngại sức cầu
  • Năm 2009: Cơ hội quay trở lại đầu tư
  • Lạm phát năm 2009 sẽ không ở mức 12%-14%
  • Lạm phát năm 2009 sẽ xuống một con số ?
  • Năm 2009: Việt Nam vẫn là tâm điểm thu hút FDI
  • Năm 2009 đẩy mạnh huy động trái phiếu chính phủ
  • Năm 2009: Thị trường bất động sản sẽ hồi phục
  • Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009: Phấn đấu GDP tăng trưởng 6,5%
  • Đề nghị xây dựng lại phương án thu ngân sách năm 2009
  • Năm 2009 cần nhập khẩu 3,5 triệu tấn phân bón
  • Lào Cai và vùng Aquitaine (Cộng hòa Pháp): Tiếp tục hợp tác sâu 3 lĩnh vực quy hoạch đô thị, du lịch và nông nghiệp giai đoạn II (2009 – 2012)
  • Diễn biến thị trường phân bón năm 2008 và dự báo năm 2009