Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2009

Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 76,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2008, trong đó kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,6% và kim ngạch của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 19,7%.

Xuất khẩu hàng hóa: 
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 18% so với năm 2008, cần tập trung triển khai theo 4 hướng chính như sau:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thông, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết…) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
- Tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đôi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến, công nghiệp chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện. . .
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm . . .
- Tập trung khai thác theo chiều sâu đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp .
- Tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương (FTA); gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó đẩy mạnh xuất khẩu giảm nhập siêu ở các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn nhằm giảm nhập siêu của cả nước.
- Rà soát và phát hiện các mặt hàng có khả năng sản xuất nhưng không hoặc chưa bị hạn chế về thị trường như đồ nhựa các loại, sản phẩm chế tạo từ gang, thép, cao su, tàu thuyền các loại...để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu: do lượng dầu thô xuất khẩu năm 2009 giảm, nên xuất khẩu sang thị trường Châu á và Châu Đại Dương sẽ bị ảnh hưởng. Tình hình kinh tế Mỹ và một số nước Châu âu có sự đi xuống nên xuất khẩu sang các thị trường này cũng khó có khả năng tăng trưởng cao. Ngoài ra, việc liên minh Châu âu quyết định rà soát thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam với mức 10% và từ ngày 1/1/2009 giày dép của Việt Nam sẽ không được hưởng thuế ưu đãi thuế quan phổ cập cũng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Vì vậy, cần quán triệt phương châm đa phương hóa và đa dạng hóa thị trường, tiếp tục khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường chủ lực, truyền thống như Châu á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU, Nga), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada), đồng thời chủ động thâm nhập các thị trường tiềm năng, thị trường mới như Châu Phi, Tây Nam á, Trung Đông, Mỹ Latinh, châu Đại dương (Australia). . .
Kế hoạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009
 
 
Đơn vị tính
Ước thực hiện 2008
KH năm 2009
(%) 2009/2008
 
 
Số lượng
trị giá
Số
lượng
trị giá
Số lượng
trị giá
I
 Tổng trị giá xuất khẩu
Tr USD
 
65,000
 
76,700
 
118.0
-
Doanh nghiệp trong nước
 
29,500
 
35,300
 
119.7
-
Doanh nghiệp có vốn FDI
"
 
35,500
 
41,400
 
116.6
 
 Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu: 
 
 
 
 
 
 
 
1
 Thủy sản
Tr USD
 
4,500
 
5,300
 
117.8
2
 Gạo
1000 T
4,500
2,850
4,500
2,300
100.0
80.7
3
 Cà phê
1000 T
1,100
2,300
1,200
2,200
109.1
95.7
4
 Rau quả
Tr USD
 
370
 
440
 
118.9
5
 Cao su
1000 T
730
2,000
780
1,900
106.8
95.0
6
 Hạt tiêu
1000 T
100
350
120
400
120.0
114.3
7
 Nhân điều
1000 T
170
940
190
1,050
111.8
111.7
8
Chè các loại
1000 T
115
155
130
170
113.0
109.7
10
 Dầu thô
1000 T
14,000
12,000
12,000
9,250
85.7
77.1
11
 Than đá
1000 T
23,000
1,750
20,000
1,600
87.0
91.4
12
 Hàng dệt và may mặc
Tr USD
 
9,500
 
11,500
 
121.1
13
 Giày dép các loại
Tr USD
 
4,500
 
5,100
 
112.1
14
 Hàng đ.tử & LK m/tính
Tr USD
 
2,700
 
3,500
 
129.6
15
Mây, tre, cói & thảm
Tr USD
 
230
 
250
 
108.7
16
Gốm, sứ
Tr USD
 
355
 
390
 
109.9
17
SP đá quí và kim loại quí
Tr USD
 
800
 
500
 
62.5
18
 Sản phẩm gỗ
Tr USD
 
2,800
 
3,200
 
114,3
19
Sản phẩm nhựa (plastics)
Tr USD
 
950
 
1,350
 
142.1
20
 Xe đạp và phụ tùng
Tr USD
 
85
 
100
 
117.6
21
 Dây điện và cáp điện
Tr USD
 
1,050
 
1,400
 
133.3
22
Túi xách, vali, mũ, ô dù
Tr USD
 
850
 
1,300
 
152.9
23
Sản phẩm gang thép
Tr.USD
 
680
 
950
 
139.7
24
Sản phẩm từ cao su
Tr.USD
 
350
 
600
 
171.4
25
Máy biến thế
Tr.USD
 
280
 
380
 
135.7
26
Thép
Tr.USD
 
1,600
 
1.100
 
68.8
27
Động cơ điện
Tr.USD
 
260
 
360
 
138.5
28
Tàu thuyền các loại
Tr.USD
 
450
 
800
 
177.8
29
Hàng hoá khác:
Tr.USD
 
10,295
 
19,310
 
187.6

( Theo vinanet)

  • Những giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2009
  • Mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2009
  • Kinh tế 2009: Vẫn nặng nỗi lo lạm phát
  • Chứng khoán 2009: Lo ngại sức cầu
  • Năm 2009: Cơ hội quay trở lại đầu tư
  • Lạm phát năm 2009 sẽ không ở mức 12%-14%
  • Lạm phát năm 2009 sẽ xuống một con số ?
  • Năm 2009: Việt Nam vẫn là tâm điểm thu hút FDI
  • Năm 2009 đẩy mạnh huy động trái phiếu chính phủ
  • Năm 2009: Thị trường bất động sản sẽ hồi phục
  • Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009: Phấn đấu GDP tăng trưởng 6,5%
  • Đề nghị xây dựng lại phương án thu ngân sách năm 2009
  • Năm 2009 cần nhập khẩu 3,5 triệu tấn phân bón
  • Lào Cai và vùng Aquitaine (Cộng hòa Pháp): Tiếp tục hợp tác sâu 3 lĩnh vực quy hoạch đô thị, du lịch và nông nghiệp giai đoạn II (2009 – 2012)
  • Diễn biến thị trường phân bón năm 2008 và dự báo năm 2009