Theo Bộ Xây dựng: Dự kiến, nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2009 của cả nước đạt khoảng 44-45,5 triệu tấn, tăng 10 – 11,5% so với năm 2008.
Theo đó, Bộ Xây dựng ước tính, Tổng công ty công nghiệp xi măng sẽ sản xuất 16,5 – 17,0 triệu tấn; Các đơn vị liên doanh 13,0 - 13,5 triệu tấn; Xi măng lò đứng, trạm nghiền và xi măng địa phương đạt 14,5 – 15,0 triệu tấn. Năm 2008, các chủ đầu tư đã hoàn thành xây lắp và đưa vào sản xuất 10 nhà máy xi măng với công suất 11,93 triệu tấn. Năm 2009, dự kiến sẽ hoàn thành xây lắp và đưa vào sản xuất 18 dự án xi măng với tổng công suất 20,47 triệu tấn xi măng. Như vậy đến hết năm 2009, tổng công suất các nhà máy xi măng lò quay trong toàn quốc đạt 56,8 triệu tấn, cùng với 3 triệu tấn công suất xi măng lò đứng hiện đang hoạt động, tổng công suất của ngành xi măng đạt gần 60 triệu tấn.
Bên cạnh đó, từ năm 2010 trở đi một số dự án mới đang xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thành và đưa vào hoạt động nên không phải nhập khẩu clinker và có dư thừa một phần để xuất khẩu.
Triển khai 5 giải pháp bình ổn thị trường:
Để bình ổn thị trường xi măng năm 2009, vừa qua, Bộ Xây dựng đã chủ trì cuộc họp với đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội xi măng Việt Nam, cùng các đơn vị sản xuất xi măng trong toàn quốc thống nhất triển khai thực hiện 5 nhóm giải pháp. Thứ nhất, về sản xuất sẽ đẩy mạnh việp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế; triển khai các đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất điện, tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường, tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Thứ hai, về tiêu thụ sẽ tiến hành cải cách hoàn thiện mạng lưới kinh doanh xi măng hiện tại theo phương thức bán hàng thông qua các nhà phân phối chính, các công ty thương mại và các đại lý, nhằm giảm chi phí lưu thông, chi phí bán hàng, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra về thực hiện cam kết trách nhiệm giữa các khâu trong hệ thống tiêu thụ. Các đơn vị sản xuất clinker phía Bắc cần nghiên cứu tính toán giá bán hợp lý, tạo điều kiện cho các trạm nghiền phía Nam có thể mua clinker từ phía Bắc vào thay thế cho việc nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á.
Thứ ba, về vận chuyển, các cơ sở nghiền cần chủ động lập kế hoạch về nhu cầu clinker hàng tháng, quý để phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vận chuyển đưa đủ clinker vào khu vực miền Nam đảm bảo sản xuất ổn định năm 2009, đặc biệt là các tháng đầu năm. Tổng Công ty xi măng Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên doanh tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng từng tháng, từng quý tại khu vực miền Trung, miền Nam để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker từ khu vực phía Bắc vào các khu vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng.
Hiện nay, chi phí vận chuyển clinker, xi măng từ Bắc vào miền Nam còn cao và có giá rất khác nhau giữa các công ty (giá vận chuyển các tháng 8 - 9 - 10 của các nhà máy sản xuất ở phía Bắc dao động từ 330.000 - 395.000 đồng/tấn, trong khi đó chi phí vận chuyển của Công ty xi măng Nghi Sơn 160.000 - 175.000 đồng/tấn). Vì vậy, yêu cầu các đơn vị cần nghiên cứu phương án vận tải clinker, xi măng từ Bắc vào Nam một cách hợp lý để giảm chi phí giá thành.
Thứ tư về đầu tư, sẽ đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện các dự án xi măng theo quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ.
Thứ năm, về kích cầu, cuối năm 2009, năng lực sản xuất xi măng trong nước hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ và sang năm 2010 khả năng sản xuất sẽ cao hơn nhu cầu tiêu thụ khoảng 5 – 7 triệu tấn, do vậy, Bộ Xây dựng đang yêu cầu Tổng Công ty công nghiệp xi măng VN, các đơn vị liên doanh và các cơ sở sản xuất xi măng lớn khác cần xúc tiến sớm việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu để đảm bảo sản xuất ổn định; Đầu tư hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, đường qua khu vực thường xẩy ra lũ lụt, lũ quét, đường ven biên giới, nhằm nâng cao tuổi thọ công trình; Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển vật liệu xây không nung thay thế một phần gạch ngói, đất sét nung.
Cân đối cung cầu xi măng Nam – Bắc:
Mặt khác, hiện nay do vị trí địa lý phân bổ nguồn nguyên liệu như đá vôi, đất sét cho sản xuất xi măng không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước, vì vậy hầu hết các nhà máy xi măng đều được xây dựng tập trung tại miền Bắc. Tại khu vực miền Nam tính đến thời điểm năm 2009 chỉ có 4 nhà máy xi măng lò quay sản xuất xi măng đi từ nguyên liệu đá vôi đó là Xi măng Hà Tiên 2 công suất 1,5 triệu tấn/năm và Xi măng Holcim Việt Nam công suất 2,0 triệu tấn/năm, Xi măng Tây Ninh công suất 1,4 triệu tấn; Xi măng Bình Phước công suất 2,3 triệu tấn và 1 nhà máy xi măng lò đứng tại Bình An Kiên Giang công suất 88.000 tấn/năm. Tổng công suất các nhà máy trên là 7,3 triệu tấn. Khả năng sản xuất năm 2009 đạt 5,5 triệu tấn (Xi măng Bình Phước dự kiến hoạt động tháng 6/2009). Còn lại là các trạm nghiền độc lập sản xuất xi măng từ nguồn clinker nhập khẩu nước ngoài hoặc chuyển từ các nhà máy xi măng phía Bắc vào.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, nhu cầu tiêu thụ xi măng các tỉnh phía Nam theo thống kê 5 năm trở lại đây, thường chiếm từ 38-40% nhu cầu xi măng cả nước. Nếu nhu cầu cả nước năm 2009 là 45 triệu tấn, nhu cầu xi măng tại miền Nam khoảng 17,5-18 triệu tấn. Lượng còn thiếu khoảng 12-12,5 triệu tấn phải được vận chuyển từ phía Bắc vào. Để khắc phục tình trạng mất cân đối cung cầu xi măng tại khu vực phía Nam, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, các đơn vị liên doanh và các nhà máy xi măng lớn có kế hoạch cụ thể để vận chuyển clinker và xi măng từ phía Bắc vào đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khu vực miền Nam.
Như vậy, năm 2009 khối lượng clinker, xi măng vận chuyển từ phía Bắc vào miền Nam là khá lớn, Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị nêu trên cần có kế hoạch chi tiết cụ thể về phương án vận chuyển trong đó đặc biệt lưu ý đến phương tiện tầu thuyền; thời tiết mùa vụ và cả phương án vận chuyển trong mùa gió chướng, phương án bốc dỡ hàng, kho tàng, bến bãi để tập kết clinker, xi măng, đồng thời nghiên cứu thành lập Công ty cổ phần vận tải clinker, xi măng Bắc-Nam. Về lâu dài, để tăng nguồn cung tại khu vực, giảm bớt khối lượng vận chuyển clinker, xi măng từ phía Bắc vào, Bộ Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư của 4 nhà máy xi măng là: Công ty xi măng Hà Tiên 2, Công ty xi măng Holcim, Nhà máy xi măng An Phú Bình Phước, Nhà máy xi măng Minh Tâm Bình Phước khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đầu tư để đưa công trình vào hoạt động đúng tiến độ, góp phần giải quyết sự mất cân đối cung cầu xi măng tại khu vực phía Nam.
Nhìn lại mặt hàng xi măng trong năm 2008 tuy có thời điểm xẩy ra hiện tượng khan hiếm về nguồn hàng tại từng khu vực và giá cả có biến động tăng do giá đầu vào như than, xăng dầu, vật tư, phụ tùng thay thế, song đánh giá chung năm 2008 mặt hàng xi măng vẫn giữ được bình ổn cả về lượng và giá. Để thực hiện tốt việc bình ổn, cân đối cung- cầu năm 2009, Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ: Có chính sách hợp lý trong việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu như điện, than cho ngành xi măng; Giao Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo cho các đơn vị liên quan trong ngành phối hợp vận chuyển clinker, xi măng từ Bắc vào Nam với khối lượng năm 2009 khoảng 12 triệu tấn và khối lượng này sẽ tăng dần trong các năm sau; Giao hai Bộ Giao thông vận tải và Xây dựng, xây dựng chương trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng đặc biệt là đường cao tốc, đường qua khu vực biên giới, khu vực thường xảy ra lũ lụt, lũ quét, nhằm nâng cao tuổi thọ công trình, kích cầu xi măng; Giao Bộ Xây dựng, xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung thay thế một phần vật liệu nung, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Cho phép ngành xi măng được lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để bù đắp chi phí ban đầu trong qúa trình tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhằm ổn định sản xuất.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 12 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu thực hiện quyết liệt 5 nhóm giải pháp cấp bách, trong đó ngay từ đầu năm 2009 tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, vốn, thuế, tỷ giá... để duy trì sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu
Dự báo năm 2009, sản lượng cá tra vùng ĐBSCL sẽ giảm 40%-50% kéo theo nhiều khó khăn đến hoạt động của các nhà máy chế biến cũng như cuộc sống của công nhân và nông dân. Đây là thông tin mới nhất từ hiệp hội thủy sản các địa phương ĐBSCL.
Xấu, rất xấu...là nhận định của một số chuyên gia về tình hình kinh tế thế giới 2009. Trong bối cảnh đó, nhiều DN trong nước nói rằng ’tốt nhất là không làm gì cả". Nhưng có phải bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2009 toàn một gam màu xám?
Tổng nguồn vốn đầu tư trong năm 2009 khoảng 300 nghìn tỷ đồng (17 tỷ USD), trong đó, nguồn bổ sung mới là 6 tỷ USD. Thông tin tại phiên họp thường kỳ tháng 12/2008 của Chính phủ.
Theo Bộ Xây dựng: Dự kiến, nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2009 của cả nước đạt khoảng 44-45,5 triệu tấn, tăng 10 – 11,5% so với năm 2008.
Trên 20% là mức tăng trưởng khá cao trong năm 2008 so với nhiều thị trường khác, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Mỹ năm 2009 được dự báo chỉ tăng khoảng 14% so với năm 2008. Với hàng loạt những khó khăn đang ngày càng bộc lộ sâu sắc, DN Việt Nam sẽ phải ứng phó thế nào để đẩy mạnh XK sang thị trường quan trọng, chiếm tới 21% tổng kim ngạch XK của cả nước.
Ngay ngày 22/12 khi thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản VND 8,5%/năm, các ngân hàng đã giảm lãi suất xuống dưới mức trần cho phép. Theo dự báo, lãi suất ngân hàng còn giảm tiếp, đặc biệt là lãi suất cho vay trong năm tới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này có sức lan tỏa nhanh và mạnh, theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.Suy thoái kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam đầu tiên là khu vực xuất khẩu và đầu tư, qua đó sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô. Bài toán đặt ra cho Việt Nam lúc này là gì? Các chuyên gia kinh tế đã có những nhận định và đưa ra các giải pháp tại hội thảo kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2009 diễn ra sáng 22-12, tại TP.HCM.
Năm 2009 Quốc hội giao chỉ tiêu cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa 90.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, so với năm 2008 tăng gần 10%. Tại Hội nghị Việc làm và xuất khẩu lao động, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hoà cho biết:
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, nếu giá dầu thế giới liên tục giảm dưới mức 40 USD/thùng thì kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2009 chỉ đạt khoảng 3,5 tỷ USD, giảm khoảng 7 tỷ USD so với năm 2008.
Trong năm 2009, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ phấn đấu sản xuất 33,5 triệu tấn than, tiêu thụ 36 triệu tấn than, sản xuất 9.000 tấn đồng thỏi, 6.500 tấn kẽm thỏi, 300 kg vàng,... phấn đấu đạt doanh thu hơn 43.000 tỷ đồng.
Tại buổi giao ban giữa Thường trực Chính phủ và Thành phố Hà Nội ngày 17/12, UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Chính phủ cho phép ứng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng để Thành phố tạo nguồn phát triển quỹ nhà, đất tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Đánh giá về thị trường trái phiếu trong nước năm nay, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Chủ tịch Diễn đàn Thị trường trái phiếu Việt Nam cho rằng đây là một năm thị trường có nhiều biến động.
Năm 2009, Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm 34.000 tá trứng gà, trứng vịt thương phẩm và 250.000 tấn muối để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đó là một trong những nội dung của Thông tư 16/2008/TT-BCT mà Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký ban hành hướng dẫn việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch năm 2009.