Năm 2009 Quốc hội giao chỉ tiêu cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa 90.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, so với năm 2008 tăng gần 10%. Tại Hội nghị Việc làm và xuất khẩu lao động, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hoà cho biết:
Dự báo về tình hình xuất khẩu lao động năm 2009:
Năm 2009 sẽ có nhiều biến động khó khăn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các thị trường châu Á không bị tác động nhiều bởi cuộc khủng hoảng, chúng ta vẫn có thể tham gia tích cực vào các thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…
Những thị trường được tập trung trong năm 2009:
Bộ LĐTBXH quan tâm mọi thị trường, nhưng thị trường phù hợp với nhiều lao động Việt Nam, Bộ vẫn xác định là các thị trường truyền thống gồm Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Đông.... Đặc biệt, thị trường Đài Loan năm 2009 sẽ có nhu cầu rất lớn. Một số thị trường yêu cầu lao động chất lượng cao như thị trường châu Âu ta cũng có khả năng đáp ứng.
Bộ LĐTBXH đã có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn lao động:
Bộ LĐTBXH đang dự kiến xây dựng 3 trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu tại 3 miền để đáp ứng nguồn lao động có chất lượng cao, Bộ cũng đang nghiên cứu, đề xuất Chính phủ có cơ chế hỗ trợ đầu tư về xuất khẩu lao động cho 30 cơ sở, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào trường đào tạo nghề để đáp ứng nguồn nhân lực cho trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bộ cũng xây dựng đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho 61 huyện nghèo của cả nước nhằm tạo điều kiện để nhiều lao động nghèo có cơ hội được tham gia xuất khẩu lao động. Năm nay Bộ cũng thí điểm đào tạo đặt hàng về đào tạo nguồn, nếu thành công sẽ nhân rộng.
Việt Nam hiện có gần 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ. Mỗi năm bình quân lao động Việt Nam gửi về cho thân nhân ở trong nước 1,6-2 tỷ USD.
Năm 2008: Việt Nam đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2009: Mục tiêu sẽ đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phấn đấu từ 2010 trở đi , hàng năm đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 70-80% là lao động qua đào tạo.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 12 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu thực hiện quyết liệt 5 nhóm giải pháp cấp bách, trong đó ngay từ đầu năm 2009 tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, vốn, thuế, tỷ giá... để duy trì sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu
Dự báo năm 2009, sản lượng cá tra vùng ĐBSCL sẽ giảm 40%-50% kéo theo nhiều khó khăn đến hoạt động của các nhà máy chế biến cũng như cuộc sống của công nhân và nông dân. Đây là thông tin mới nhất từ hiệp hội thủy sản các địa phương ĐBSCL.
Xấu, rất xấu...là nhận định của một số chuyên gia về tình hình kinh tế thế giới 2009. Trong bối cảnh đó, nhiều DN trong nước nói rằng ’tốt nhất là không làm gì cả". Nhưng có phải bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2009 toàn một gam màu xám?
Tổng nguồn vốn đầu tư trong năm 2009 khoảng 300 nghìn tỷ đồng (17 tỷ USD), trong đó, nguồn bổ sung mới là 6 tỷ USD. Thông tin tại phiên họp thường kỳ tháng 12/2008 của Chính phủ.
Theo Bộ Xây dựng: Dự kiến, nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2009 của cả nước đạt khoảng 44-45,5 triệu tấn, tăng 10 – 11,5% so với năm 2008.
Trên 20% là mức tăng trưởng khá cao trong năm 2008 so với nhiều thị trường khác, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Mỹ năm 2009 được dự báo chỉ tăng khoảng 14% so với năm 2008. Với hàng loạt những khó khăn đang ngày càng bộc lộ sâu sắc, DN Việt Nam sẽ phải ứng phó thế nào để đẩy mạnh XK sang thị trường quan trọng, chiếm tới 21% tổng kim ngạch XK của cả nước.
Ngay ngày 22/12 khi thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản VND 8,5%/năm, các ngân hàng đã giảm lãi suất xuống dưới mức trần cho phép. Theo dự báo, lãi suất ngân hàng còn giảm tiếp, đặc biệt là lãi suất cho vay trong năm tới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này có sức lan tỏa nhanh và mạnh, theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.Suy thoái kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam đầu tiên là khu vực xuất khẩu và đầu tư, qua đó sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô. Bài toán đặt ra cho Việt Nam lúc này là gì? Các chuyên gia kinh tế đã có những nhận định và đưa ra các giải pháp tại hội thảo kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2009 diễn ra sáng 22-12, tại TP.HCM.
Năm 2009 Quốc hội giao chỉ tiêu cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa 90.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, so với năm 2008 tăng gần 10%. Tại Hội nghị Việc làm và xuất khẩu lao động, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hoà cho biết:
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, nếu giá dầu thế giới liên tục giảm dưới mức 40 USD/thùng thì kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2009 chỉ đạt khoảng 3,5 tỷ USD, giảm khoảng 7 tỷ USD so với năm 2008.
Trong năm 2009, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ phấn đấu sản xuất 33,5 triệu tấn than, tiêu thụ 36 triệu tấn than, sản xuất 9.000 tấn đồng thỏi, 6.500 tấn kẽm thỏi, 300 kg vàng,... phấn đấu đạt doanh thu hơn 43.000 tỷ đồng.
Tại buổi giao ban giữa Thường trực Chính phủ và Thành phố Hà Nội ngày 17/12, UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Chính phủ cho phép ứng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng để Thành phố tạo nguồn phát triển quỹ nhà, đất tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Đánh giá về thị trường trái phiếu trong nước năm nay, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Chủ tịch Diễn đàn Thị trường trái phiếu Việt Nam cho rằng đây là một năm thị trường có nhiều biến động.
Năm 2009, Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm 34.000 tá trứng gà, trứng vịt thương phẩm và 250.000 tấn muối để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đó là một trong những nội dung của Thông tư 16/2008/TT-BCT mà Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký ban hành hướng dẫn việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch năm 2009.