Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần có hoạch định một chiến lược cụ thể để trở thành nước xuất khẩu ca cao hàng đầu

Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu phát triển diện tích trồng cây ca cao lên 60.000 ha vào năm 2015 và nâng lên 80.000 ha vào năm 2020, sản lượng trên 100.000 tấn. Việt Nam đang nỗ lực đưa ca cao trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Tiềm năng phát triển cây ca cao của Việt Nam được xác định là rất lớn với gần 100.000 ha đất phù hợp với việc mở rộng diện tích canh tác. Trong đó đứng đầu là các tỉnh Tây Nguyên (chiếm 45,5%), tiếp theo là Vùng Đông Nam Bộ (37%) và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (17,5%).

Ca cao là loại cây trồng hấp dẫn đối với các nông hộ bởi phù hợp với các hình htức xem canh, chuyên canh và thâm canh nông-lâm kết hợp. Trong đó, diện tích xen canh chiếm 55,7%, chuyên canh 33,2% và thâm canh nông lâm kết hợp 11,1%. Việc phát triển cây ca cao mang lại lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường, có tác động tích cực đối với cộng đồng và đa dạng sinh học, rất phù hợp với các gia đình ở nông thôn và miền núi, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.

Tiềm năng phát triển ca cao ở ViệtNam là rất lớn, tuy nhiên chúng ta lại thiếu về công nghệ: trồng, thu hoạch, chế biến, thiếu những chuyên gia giỏi, đầu ngành, vì vậy việc tăng cường hợp tác với một quốc gia có trình độ tiên tiến là điều cần thiết. Hợp tác khu vực nhà nước và tư nhân giữa Việt Nam và Hà Lan về phát triển bền vững ngành ca cao Việt Nam đã được Bộ NN&PTNT tính đến, trong đó đặc biệt lưu ý tới việc hợp tác trong 6 lĩnh vực: thành lập chuỗi thị trường và chuỗi giá trị hiệu quả cho ca cao Viẹt Nam; thông tin tuyên truyền về ngành ca cao Việt Nam; đào tạo huấn luyện; nghiên cứu và phát triển (R&D); môi trường; và các khía cạnh xã hội.

Theo Đề án “Phát triển ca cao Việt Nam đến năm 2015 và Định hướng đến năm 2020”, để phát triển diện tích ca cao lên 10.050 ha sẽ đẩy mạnh công tác giống, 8 dòng vo otính và 5 giống ca cao đầu dòng sẽ chiếm khoảng 82,2%. Ca cao hạt lai chiếm 17,8%. Hiệu quả kinh tế cây ca cao với thời giá hiện tại có thể thu nhập từ 30-36 triệu đồng/ha.

Với nhiều tiềm năng và lợi thế, ngành ca cao Việt Nam đang có cơ hội để trở thành nước xuất khẩu ca cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trước những thách thức mới đang đặt ra, nhiều người cho rằng, điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành sản xuất ca cao phát triển ổn định và bền vững vẫn là những chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ phải có những cam kết về các khoản đầu tư, chiến lược của ngành bao gồm mục tiêu, tầm nhìn, lộ trình và các kế hoạch hành động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm từng bước giải quyết những khó khăn của ngành thông qua việc xây dựng các chính sách, thể chế và kế hoạch hỗ trợ sản xuất.

Với thực trạng ngành sản xuất ca cao hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu đặt trên 100.000 tấn vào năm 2020 phụ thuộc vào nhiều yêu tố, trong đó chính sách của Nhà nước có vai trò quyết định. Trước tình hình này, nhiều ý kiến cho rằng ngành nông nghiệp cần thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng cho hạt ca cao xuất khẩu, bao gồm xây dựng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất, bảo quản sau thu hoạch; tiếp thị; thúc đẩy sự phát triển của các công ty lên men hạt ca cao, đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng của hạt ca cao; thiết lập các cơ chế, hệ thống theo dõi giám sát, kiểm soát chất lượng, những quy định về tài liệu chứng nhận cho xuất khẩu, thành lập các phòng thí nghiệm kiểm tra hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chất ô nhiễm khác trong hạt ca cao.

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy phát triển ngành sản xuất ca cao như ây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, phê chuẩn một số dòng vô tính, thành lập Ban Điều phối ca cao Việt Nam….Bên cạnh đó, một lộ trình cụ thể đã được xây dựng cho ngành sản xuất ca cao Việt Nam, trong đó chú trọng nhiều đến các yếu tố công nghệ, chế biến, bảo quản, kiểm định chất lượng nhằm hướng tới thị rtường xuất khẩu.

Chương trình chuyển gia công nghệ ca cao quốc gia cũng đang được tiến hành, tập trung chủ yếu cho các nông hộ nhỏ, theo hướng tăng cường áp dụng thực tiễn và phát triển bền vững. Thay vì trải rộng, chương trình sẽ tập trung vào những khu vực có tiềm năng vèe sinh thái nông nghiệp trong mỗi huyện, từ đó nhân rộng. Thành lập viện nghiên cứu ca cao và hệ thống đảm bảo chất lượng cho vật liệu trồng cùng hệ thống giám sát và đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của hạt ca cao Việt Nam. Cải thiện năng suất ca cao, tăng cường hợp tác với các công ty và nhà cung cấp dịch vụ chuyên sâu đối với quá trình sản xuất: lên men, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhằm đảm bảo cho phát triển bền vững.

Ngoài ra, cần xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật có đủ năng lựcl các vườn ươm có sự quản lý của ngành chuyên môn nhằm cung ứng giống đảm bảo chất lượng. Xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam trên thế giới với mục đích tạo danh tiếng của Việt Nam như một khu vực sản xuất hạt ca cao chất lượng và an toàn nhằm thúc đây xuất khẩu. Cùng với đó là thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá nhằm có những thông tin và số liệu cụ thể xây dựng kế hoạch phát triển ngành sản xuất ca cao.

 

(Theo Vinanet)

  • Quy hoạch 211 cảng cá, bến cá
  • Bình Thuận quy hoạch ngành nghề đến năm 2020
  • 100% đoàn tàu không gây ô nhiễm môi trường vào năm 2020
  • Sóc Trăng: Đầu tư hơn 100 tỉ đồng phát triển lâm nghiệp
  • KKT Đông Nam (Quảng Trị) vào quy hoạch phát triển đến năm 2020
  • 44.000 tỷ đồng xây dựng các nhà máy xử lý chất thải
  • Quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp Hà Nội đến 2020
  • 100% hộ gia đình được xem truyền hình số vào năm 2020
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • Cần có hoạch định một chiến lược cụ thể để trở thành nước xuất khẩu ca cao hàng đầu
  • Phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL lên 80%
  • Diện tích trồng bông vải sẽ tăng đến 76.000 ha vào năm 2020
  • Hơn 9.000 tỷ đồng phát triển thương mại nông thôn
  • Sẽ quy hoạch lại ngành xi măng
  • Hiện đại hóa hệ thống cảng biển Hải Phòng