- Quy hoạch 211 cảng cá, bến cá
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại 28 tỉnh, thành phố ven biển, nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu và dịch vụ hậu cần cho tàu cá và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Bình Thuận quy hoạch ngành nghề đến năm 2020
UBND tỉnh Bình Thuận vừa quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020 với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 5.240 tỷ đồng.
- 100% đoàn tàu không gây ô nhiễm môi trường vào năm 2020
Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành việc trang bị thiết bị vệ sinh tự hoại trên tất cả đoàn tàu nhanh, và đến hết 2020 sẽ loại bỏ hoàn toàn các toa xe khách không có thiết bị vệ sinh tự hoại trong khai thác vận tải.
- Sóc Trăng: Đầu tư hơn 100 tỉ đồng phát triển lâm nghiệp
Đây là đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững khu vực ven biển đến năm 2020 của tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, sẽ thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững gần 19.000 ha rừng. 8.500 ha rừng khu vực ven biển được trồng mới (năm 2010 nâng cao độ che phủ rừng khoảng 7% và đến năm 2020 khoảng 15%).
- KKT Đông Nam (Quảng Trị) vào quy hoạch phát triển đến năm 2020
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý bổ sung Khu kinh tế (KKT) Đông Nam, tỉnh Quảng Trị vào Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020.
- 44.000 tỷ đồng xây dựng các nhà máy xử lý chất thải
Theo tin từ Bộ Xây dựng, khoảng 44.000 tỷ đồng sẽ được huy động theo hình thức BOT, BT từ ngân sách trung ương và địa phương cùng vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020.
- Quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp Hà Nội đến 2020
Các khu, cụm công nghiệp Hà Nội hình thành từ 1994, sau 15 năm phát triển đã tạo diện mạo mới cho ngành công nghiệp Thủ đô. Tuy nhiên, mới đây Sở Công thương đã trình UBND TP bản báo cáo tổng quan, sau khi ra soát quy hoạch lại các khu, cụm, điểm công nghiệp (gọi chung là các khu CN) cần giảm trên 27% đất quy hoạch trước đó…
- 100% hộ gia đình được xem truyền hình số vào năm 2020
Đó là một mục tiêu được đặt ra tại đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020, do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo.
- Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
Đổi mới cơ chế tài chính là khâu đột phá cho công tác đào tạo nghề, theo đó ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ người học nghề bằng cách cho vay vốn.
- Cần có hoạch định một chiến lược cụ thể để trở thành nước xuất khẩu ca cao hàng đầu
Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu phát triển diện tích trồng cây ca cao lên 60.000 ha vào năm 2015 và nâng lên 80.000 ha vào năm 2020, sản lượng trên 100.000 tấn. Việt Nam đang nỗ lực đưa ca cao trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới.
- Phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL lên 80%
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Bộ NN&PTNT, đến năm 2020, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa lên 80% (chủ yếu là gặt, sấy), cao hơn mức bình quân cả nước 30%.
- Diện tích trồng bông vải sẽ tăng đến 76.000 ha vào năm 2020
Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu tại các vùng được quy hoạch trồng bông vải có tưới tập trung. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích bông cả nước là 30.000 ha, sản lượng bông xơ đạt 20.000 tấn và tăng lên 76.000 ha diện tích và sản lượng 60.000 tấn vào năm 2020.
- Hơn 9.000 tỷ đồng phát triển thương mại nông thôn
Từ nay đến năm 2020, sẽ có khoảng 9.126 tỷ đồng đầu tư phát triển thương mại nông thôn với mục tiêu đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ; 80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa.
- Sẽ quy hoạch lại ngành xi măng
Sau khi có văn bản gửi các tỉnh thành phố ngừng đăng ký các dự án xi măng đến năm 2020, Bộ Xây dựng tiếp tục yêu cầu các địa phương cùng các chủ đầu tư phải báo cáo tình hình triển khai đầu tư các dự án xi măng để làm cơ sở chính xác cho việc lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng trong giai đoạn tới.
- Hiện đại hóa hệ thống cảng biển Hải Phòng
Cảng Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía bắc. Năm 2009, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng ở Hải Phòng đạt 32,5 triệu tấn. Dự kiến năm 2010 tăng lên từ 35 đến 36 triệu tấn và theo dự báo sẽ lên tới 66 triệu tấn vào năm 2020 và 250 triệu tấn vào năm 2030. Vì vậy, việc đầu tư hiện đại hóa cảng biển Hải Phòng đang là yêu cầu cấp thiết.