Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL lên 80%

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Bộ NN&PTNT, đến năm 2020, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa lên 80% (chủ yếu là gặt, sấy), cao hơn mức bình quân cả nước 30%.

Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh ĐBSCL chuyển giao cho nông dân các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, ít rơi rụng trong quá trình thu hoạch; khuyến khích các thành phần kinh tế chế tạo các loại máy gặt đập, máy sấy phù hợp với qui mô, trình độ sản xuất của nông dân; mở rộng cho nông dân vay tiền mua máy gặt, máy sấy. Từ nay đến năm 2020, các tỉnh sẽ được trang bị thêm từ 20.000 - 25.000 máy gặt đập liên hợp và máy sấy lúa. Đến năm 2010, bảo đảm thu hoạch lúa bằng máy đạt ít nhất 30% diện tích đất. Đến năm 2015, xây dựng thêm 70 hệ thống sấy hiện đại, công suất từ 10 - 30 tấn lúa/ giờ, gắn với các trung tâm chế biến gạo xuất khẩu, bảo đảm sấy 4 triệu tấn lúa/ năm. Cộng với số máy sấy trong dân, sẽ bảo đảm sấy 100% lúa đông xuân và 80% lượng lúa hè thu, thu đông hàng năm. Sức chứa của hệ thống kho lương thực tại ĐBSCL cũng sẽ được nâng lên 1,6 triệu tấn vào năm 2011, gần gấp đôi sức chứa hiện nay, tập trung ở các tỉnh có sản lượng lúa gạo lớn như Kiên Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, đáp ứng 80 - 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Các tỉnh ứng dụng công nghệ mới trong xay xát, đánh bóng, tuyển chọn gạo nhằm hạ thấp tỷ lệ hạt gạo hư hỏng còn 0,2%, nâng tỷ lệ gạo 5% tấm xuất khẩu đạt mức 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Các dự án trên sẽ giúp ĐBSCL giảm chi phí sản xuất lúa 30.000 đồng/ tấn, giúp tăng thu từ lúa trên 500 tỉ đồng mỗi năm. Giá trị tăng thêm của lúa hè thu và thu đông (do không còn bị hao hụt) đạt 4.000 tỉ đồng.

Đến nay, việc cơ giới hóa thu hoạch lúa tại ĐBSCL chỉ đáp ứng khoảng 420.000 ha trong vụ đông xuân, tuy tăng gấp đôi năm 2007 nhưng chỉ đáp ứng được 28% diện tích lúa đông xuân. Riêng vụ lúa hè thu, thu đông hàng năm, do thu hoạch trong mùa mưa, mặt ruộng bị sình lầy, tầm hoạt động của máy bị hạn chế nhiều nên diện tích thu hoạch lúa bằng máy đạt tỷ lệ thấp hơn vụ đông xuân rất nhiều. Do vậy, lượng lúa hao hụt sau thu hoạch 2 vụ nầy nhiều hơn vụ đông xuân với mức từ 10 - 12%. Tính theo mức tối thiểu (10%), mỗi năm ĐBSCL bị hao hụt từ 580.000 - 600.000 tấn lúa hè thu, thu đông.

(Theo Thế Đạt/TTXVN/CT)

  • Quy hoạch 211 cảng cá, bến cá
  • Bình Thuận quy hoạch ngành nghề đến năm 2020
  • 100% đoàn tàu không gây ô nhiễm môi trường vào năm 2020
  • Sóc Trăng: Đầu tư hơn 100 tỉ đồng phát triển lâm nghiệp
  • KKT Đông Nam (Quảng Trị) vào quy hoạch phát triển đến năm 2020
  • 44.000 tỷ đồng xây dựng các nhà máy xử lý chất thải
  • Quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp Hà Nội đến 2020
  • 100% hộ gia đình được xem truyền hình số vào năm 2020
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • Cần có hoạch định một chiến lược cụ thể để trở thành nước xuất khẩu ca cao hàng đầu
  • Phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL lên 80%
  • Diện tích trồng bông vải sẽ tăng đến 76.000 ha vào năm 2020
  • Hơn 9.000 tỷ đồng phát triển thương mại nông thôn
  • Sẽ quy hoạch lại ngành xi măng
  • Hiện đại hóa hệ thống cảng biển Hải Phòng