Theo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), nếu tiếp tục đà phát triển như hiện nay thì đến năm 2020, Việt Nam thừa 30 - 35 triệu tấn xi măng.
Năm nay, cả nước có 18 dự án xi măng với tổng công suất 20,47 triệu tấn sẽ đi vào hoạt động, trong đó có 10 dự án xi măng của Vicem với tổng công suất gần 11 triệu tấn.
Như vậy, việc sản xuất xi măng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Cứ theo đà phát triển hiện nay thì đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 115 triệu tấn xi măng và sẽ thừa khoảng 30 - 35 triệu tấn. Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu xi măng đang là bài toán khó của Vicem và các doanh nghiệp ngoài ngành xi măng.
Theo Tổng giám đốc Vicem, việc xuất khẩu xi măng phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi giá cước vận chuyển cao và phải cắt giảm các định phí, tài chính trong nước. Trên thế giới không có nước nào đầu tư sản xuất xi măng để xuất khẩu mà họ chỉ xuất khẩu khi trong nước dư thừa.
Xuất khẩu xi măng hiệu quả kinh tế nhất là đầu tư xây dựng nhà máy xi măng tại chính thức nước đó và bán tại địa phương. Nhiều năm qua, Thái Lan đã buộc phải xuất khẩu xi măng với giá rất rẻ để duy trì hoạt động của các nhà máy và đảm bảo việc làm cho người lao động.
Tháng 1 năm nay, Công ty CP Xi măng Hà Tiên cũng xuất khẩu hơn 16.000 tấn xi măng sang Campuchia và sắp tới xi măng Hoàng Mai cũng sẽ lên đường đi châu Phi, Trung Đông và một số nước khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa công bố dự thảo Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu chiến lược đặt ra đến năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 7 tỷ USD.
Theo Bộ NN&PTNT: Trong tháng 4/2009, xuất khẩu thuỷ sản đạt 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt 1,05 tỷ USD. Mục tiêu đến năm 2020 sản lượng sẽ đạt khoảng 6,5 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 7 tỷ USD.
Từ nay đến năm 2020, Nhà nước sẽ đầu tư 4.715 tỉ đồng để hỗ trợ người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo nhất nước và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu.
Tin từ Bộ KH-CN cho biết, nằm trong chương trình triển khai kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020, lãnh đạo Bộ KH-CN đã có buổi làm việc và thống nhất những vấn đề cơ bản với Ban soạn thảo Đề án đào tạo nguồn nhân lực KH-CN hạt nhân (do Bộ GD-ĐT chủ trì thực hiện).
Trên phạm vi cả nước, chúng ta đã bảo đảm an ninh lương thực (ANLT), song với tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều, tình trạng thiếu lương thực (LT) cục bộ vẫn xảy ra ở các hộ nghèo vào từng thời điểm trong năm, nhất là hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai... Để bảo đảm ANLT bền vững, một đề án về vấn đề này đã được Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT dự thảo với tầm nhìn đến 2020.
Dự thảo đề án phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến 2020 trình tại kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố khóa 13 xác định 5 lĩnh vực trọng tâm cần tập trung đầu tư. Theo các thứ tự ưu tiên, đó là phát triển hệ thống cảng, dịch vụ cảng, vận tải biển; khu kinh tế (KKT) Đình Vũ-Cát Hải và các khu công nghiệp (KCN) ven biển; đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, phương tiện nổi; phát triển thuỷ sản và du lịch biển.
Quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2015, tầm nhìn 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt với dự báo nhu cầu tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn vào năm 2015 và 20 triệu tấn vào năm 2020.
Theo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 vừa được HĐND tỉnh thông qua, đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 39 KCN với tổng diện tích 19.834,5 ha.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng công nghiệp hóa. Bình Định phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế-xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà, ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam, sáng 31-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND thành phố tổ chức Hội thảo chiến lược phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
Trước năm 2010, thành phố Cần Thơ sẽ được tập trung xây dựng và phát triển trở thành thành phố đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cấp quốc gia, đô thị loại I và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
Mục tiêu chủ yếu của Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ (VĐKT) đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là: Phát triển Vành đai thành khu vực kinh tế năng động; kết nối với 2 hành lang kinh tế Việt- Trung và khu vực biển Nam Trung Quốc, tạo điều kiện mở rộng hiệp thương, hợp tác phát triển với Trung Quốc, ASEAN một cách chủ động, hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vừa có tờ trình Chính phủ về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đề ra là duy trì diện tích trồng lúa tối thiểu 3,5 triệu ha đến năm 2020, đảm bảo tổng sản lượng đạt 39-41 triệu tấn thóc/năm.