Diện tích trồng bưởi tại Vĩnh Cửu hiện có khoảng 700 hecta và theo kế hoạch đến năm 2010 huyện sẽ hoàn thành dự án phát triển 1.000 hecta bưởi. Song hiện nay, rất nhiều vườn bưởi của địa phương bị sâu bệnh dẫn đến hiệu quả về kinh tế không cao.
* Hiệu quả thấp do chưa thay đổi thói quen trồng
Diện tích bưởi ở Vĩnh Cửu dù đã phát triển lên 700 hécta, nhưng đa số được trồng theo hình thức xen canh và chủ yếu canh tác theo hướng truyền thống nên hiệu quả về kinh tế chưa cao. Ngoài ra, việc trồng xen canh, không đồng loạt khiến cây bưởi thường xuyên bị bệnh, chất lượng bị giảm sút. Ông Đoàn Thạnh, Bí thư huyện Vĩnh Cửu, cho hay: "Huyện đã quy hoạch cụ thể từng vùng trồng bưởi và khuyến cáo đưa những giống sạch bệnh đạt chất lượng vào trồng. Nhưng do vốn đầu tư cao, cây bưởi lại là cây không dễ trồng, nhiều bà con trong vùng quy hoạch trồng bưởi chưa đồng loạt thực hiện. Một số bà con nông dân vẫn giữ thói quen trồng bưởi chiết cành nên cây dễ bị sâu bệnh. Đồng thời, việc trồng bưởi chưa theo hướng thâm canh từng vùng làm chất lượng của trái bưởi không đảm bảo. Vì vậy, tới đây huyện sẽ tập trung vào nâng cao hiệu quả vườn bưởi cho người dân, không đặt cao vấn đề tăng diện tích".
Đi thăm một số vườn bưởi ở các xã Tân Bình, Bình Lợi, Tân An..., chúng tôi nhận thấy đa số các vườn còn trồng theo thói quen truyền thống là xen canh với nhiều loại cây trồng nhằm mục đích phòng ngừa cây này mất mùa thì còn cây khác. Chính việc này đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát triển của cây và chất lượng trái dẫn đến hiệu quả thu được từ vườn bưởi không cao. Do trồng xen canh nhiều loại cây nên không thể đào mương thoát nước và tạo thông thoáng cho vườn làm cây bưởi hay bị sâu bệnh, cũng khó phòng trừ khiến cho nhiều hộ chán nản chặt bỏ để chuyển qua trồng cao su hoặc cây trồng khác. Thực tế, nhiều hộ trồng chuyên canh cây bưởi và chăm sóc đúng quy trình của Trung tâm khuyến nông Đồng Nai hướng dẫn thì chỉ sau 3 năm cây đã cho trái, lợi nhuận có thể thu được trên 200 triệu đồng/hécta.
* Để thương hiệu bưởi bay xa
hương hiệu bưởi Tân Triều - Vĩnh Cửu đã nổi tiếng từ lâu, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa thích. Do Vĩnh Cửu có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây bưởi nên năng suất và chất lượng hơn hẳn các vùng khác. Chính vì vậy, tỉnh và huyện đã có chủ trương quy hoạch đầu tư phát triển cây bưởi, gắn với du lịch sinh thái để đến năm 2010 sẽ đạt 1.000 hécta. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng vườn bưởi chuyên canh đảm bảo về chất lượng ở Vĩnh Cửu, tỉnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để Trung tâm khuyến nông Đồng Nai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển vùng trồng bưởi đặc sản giai đoạn 2006 - 2008. Qua 3 năm thực hiện, dự án đã chuyển giao kỹ thuật, xây dựng trên 20 mô hình trồng mới, thâm canh trên cây bưởi đem lại hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, những mô hình này hiện nay vẫn chưa được nhân rộng. Nguyên nhân là các nhà vườn còn bị hạn chế trong khâu nắm bắt những tiến bộ khoa học và thiếu vốn dẫn đến việc chuyển đổi và áp dụng kỹ thuật vào canh tác chưa đồng bộ.
Cây bưởi ở Vĩnh Cửu có thể trồng được trên cả đất sỏi vẫn cho năng suất và chất lượng cao. Anh Nguyễn Thanh Nhân ở ấp Cây Xoài, xã Tân An, cho biết: "Gia đình tôi có trên 3 hécta bưởi đường lá cam trồng trên vùng đất sỏi, vậy mà cây vẫn cho trái nhiều và chất lượng không thua kém bưởi trồng tại Tân Triều. Hiện 1 năm tôi thu lời trên 200 triệu đồng/hécta".
Mới đây, tại buổi giám sát về tình hình phát triển kinh tế năm 2008 ở huyện Vĩnh Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ao Văn Thinh đã nói: "Diện tích bưởi bị sâu bệnh hiện nay rất nhiều, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của trái nên trong thời gian tới Vĩnh Cửu phải tăng cường công tác truyền thông để người dân áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong canh tác cây bưởi. Có như vậy bưởi Vĩnh Cửu mới đảm bảo chất lượng và giữ được thương hiệu trên thị trường".
Muốn giữ được thương hiệu bưởi, đồng thời có thu nhập cao thì các nhà vườn phải tiến hành áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, đưa những giống chất lượng, sạch bệnh vào trồng, và với những vườn cây đã đến thời kỳ già cỗi nên chặt bỏ để trồng mới.
4 dự án cùng có công suất 2.500 tấn clinker/ngày (tương đương 0,91 triệu tấn/năm) vừa được Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Diện tích trồng bưởi tại Vĩnh Cửu hiện có khoảng 700 hecta và theo kế hoạch đến năm 2010 huyện sẽ hoàn thành dự án phát triển 1.000 hecta bưởi. Song hiện nay, rất nhiều vườn bưởi của địa phương bị sâu bệnh dẫn đến hiệu quả về kinh tế không cao.
UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 51/2008/QÐ-UBND về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010. Theo đó, các lĩnh vực được phân cấp cụ thể như sau:
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo nhà nước tại cuộc giao ban đầu năm 2009 trên công trường Dự án thủy điện Sơn La vào sáng 3/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong năm nay, kim ngạch buôn bán song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt gần 10 tỷ USD, cơ bản hoàn thành mục tiêu hai nước đặt ra cho năm 2010.
Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính đạt kim ngạch 2,7 tỉ USD, tăng 25,3% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỉ USD, tăng bình quân 32,6%/năm giai đoạn 2008-2010.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2008 dự kiến đạt 10,8 tỉ USD, tăng 27% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 14,1 tỉ USD, tăng bình quân 18,5%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Ngày 23-12, ông Võ Thành Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị nghiệm thu đề án “Quy hoạch phát triển KHCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020”. Đề án do ông Đặng Ngọc Dinh, Giáo sư, Tiến sĩ Viện những vấn đề phát triển (VIDS) làm chủ nhiệm.
Theo Chương trình hành động thực hiện đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông của Chính phủ giai đoạn 2008 - 2015, Việt Nam phấn đấu nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với Trung Đông lên 3,1 tỷ USD vào năm 2010 và đạt khoảng 9,6 tỷ USD vào năm 2015.
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt nam, ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt nam đang được người Nhật ưa chuộng.
Do cơ cấu hàng hoá của Việt Nam và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, nhưng Việt Nam ở trình độ phát triển thấp hơn nên hàng hoá của Việt Nam chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN có xu hướng tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng mạnh.
Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính đạt kim ngạch 2,7 tỉ USD, tăng 25,3% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỉ USD, tăng bình quân 32,6%/năm giai đoạn 2008-2010.
Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với Việt Nam, tuy nhiên kể từ năm 2003 đến nay Việt Nam liên tục phải nhập siêu từ thị trường này, với mức nhập siêu hàng năm vào khoảng trên 2 tỉ USD, đặc biệt nhập siêu tăng đột biến trong năm 2007, với hơn 9,1 tỉ USD.
TP.HCM - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó, quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873km. Mạng đường bộ cao tốc quốc gia sẽ kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Dự kiến tổng quỹ đất để xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc vào khoảng 41.104 ha.