UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 51/2008/QÐ-UBND về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010. Theo đó, các lĩnh vực được phân cấp cụ thể như sau:
- UBND thành phố (sau đây gọi tắt là thành phố): Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp và các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc (sau đây gọi tắt là quận, huyện): cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh và các HTX; kiểm tra và đề xuất xử lý hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Quản lý sau đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Quy chế quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn do UBND thành phố ban hành.
- Thành phố cấp giấy phép kinh doanh lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và một số mặt hàng (bao gồm rượu, thuốc lá, gas, xăng dầu, gia cầm mổ sẵn, sản phẩm gia cầm sạch) của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
- Thành phố quản lý các khu công nghiệp; quyết định thành lập và mở rộng các cụm công nghiệp; phê duyệt quy chế hoạt động và quản lý của cụm công nghiệp; quyết định thành lập và phê duyệt quy chế hoạt động và quản lý các điểm công nghiệp làng nghề. Quận, huyện quản lý các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn quận, huyện.
- Thành phố quản lý chợ đầu mối, chợ loại 1, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn. Quận, huyện quản lý chợ loại 2. Xã, phường, thị trấn quản lý chợ loại 3.
- Thành phố quản lý công tác thú y, bảo vệ thực vật, đê điều; hệ thống trạm thú y; trạm khuyến nông; trạm bảo vệ thực vật; cấp phép kinh doanh một số ngành hàng có điều kiện như rau sạch, thuốc bảo vệ thực vật. Thành phố quản lý hệ thống các công trình thủy nông đầu mối, hệ thống kênh cấp I, cấp II do các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi quản lý. Quận, huyện quản lý hệ thống đầu mối trạm bơm tưới tiêu, hệ thống kênh cấp I, II còn lại ngoài hệ thống do các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi quản lý. Xã, thị trấn quản lý các kênh cấp III đến mặt ruộng.
- Thành phố quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Ðức). Huyện quản lý: rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn.
4 dự án cùng có công suất 2.500 tấn clinker/ngày (tương đương 0,91 triệu tấn/năm) vừa được Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Diện tích trồng bưởi tại Vĩnh Cửu hiện có khoảng 700 hecta và theo kế hoạch đến năm 2010 huyện sẽ hoàn thành dự án phát triển 1.000 hecta bưởi. Song hiện nay, rất nhiều vườn bưởi của địa phương bị sâu bệnh dẫn đến hiệu quả về kinh tế không cao.
UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 51/2008/QÐ-UBND về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010. Theo đó, các lĩnh vực được phân cấp cụ thể như sau:
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo nhà nước tại cuộc giao ban đầu năm 2009 trên công trường Dự án thủy điện Sơn La vào sáng 3/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong năm nay, kim ngạch buôn bán song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt gần 10 tỷ USD, cơ bản hoàn thành mục tiêu hai nước đặt ra cho năm 2010.
Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính đạt kim ngạch 2,7 tỉ USD, tăng 25,3% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỉ USD, tăng bình quân 32,6%/năm giai đoạn 2008-2010.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2008 dự kiến đạt 10,8 tỉ USD, tăng 27% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 14,1 tỉ USD, tăng bình quân 18,5%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Ngày 23-12, ông Võ Thành Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị nghiệm thu đề án “Quy hoạch phát triển KHCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020”. Đề án do ông Đặng Ngọc Dinh, Giáo sư, Tiến sĩ Viện những vấn đề phát triển (VIDS) làm chủ nhiệm.
Theo Chương trình hành động thực hiện đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông của Chính phủ giai đoạn 2008 - 2015, Việt Nam phấn đấu nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với Trung Đông lên 3,1 tỷ USD vào năm 2010 và đạt khoảng 9,6 tỷ USD vào năm 2015.
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt nam, ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt nam đang được người Nhật ưa chuộng.
Do cơ cấu hàng hoá của Việt Nam và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, nhưng Việt Nam ở trình độ phát triển thấp hơn nên hàng hoá của Việt Nam chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN có xu hướng tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng mạnh.
Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính đạt kim ngạch 2,7 tỉ USD, tăng 25,3% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỉ USD, tăng bình quân 32,6%/năm giai đoạn 2008-2010.
Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với Việt Nam, tuy nhiên kể từ năm 2003 đến nay Việt Nam liên tục phải nhập siêu từ thị trường này, với mức nhập siêu hàng năm vào khoảng trên 2 tỉ USD, đặc biệt nhập siêu tăng đột biến trong năm 2007, với hơn 9,1 tỉ USD.
TP.HCM - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó, quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873km. Mạng đường bộ cao tốc quốc gia sẽ kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Dự kiến tổng quỹ đất để xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc vào khoảng 41.104 ha.