Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2010

Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt nam, ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt nam đang được người Nhật ưa chuộng.
 
Năm 2008, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản ước đạt 7,5 tỉ USD, tăng 31,6% so với năm 2007. Thị trường này hiện chiếm khoảng 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nma. Với việc triển khai thực hiện giai đoạn 3 của sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh… tình hình xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản dự báo sẽ gặp thuận lợi hơn trong thời gian tới. Dự kiến, xuất khẩu đến năm 2010 đạt 10,2 tỉ USD, tăng bình quân 21,6%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Dệt may: trong thời gian tới, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, thay thế hàng nhập khẩu, thực hiện công tác R&D ngay tại Việt Nam để sản xuất hàng dệt may có giá trị gia tăng cao cũng như tận dụngc ác ưu đãi về thuế sau khi Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Việt Nhật được ký kết nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1,3 tỉ USD, tăng bình quân 22,8%/năm giai đoạn 2008-2010.
Giày dép: tương tự như mặt hàng dệt may, các sản phẩm giày dép của Việt Nam đang đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng thị phần còn rất khiêm tốn. Hiện nay, Việt nam xuất khẩu chủ yếu là giày thể thao vào thị trường Nhật Bản. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 220 triệu USD, tăng bình quân 25,3%/năm trong giai đoạn 2008-201.
Thuỷ sản: các mặt hàng thuỷ sản trọng điểm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gồm tôm, mực, bạch tuộc đông lạnh, cá ngừ đại dương. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỉ USD, tăng bình quân 16,8%/năm giai đoạn 2008-2010.
Các mặt hàng chế tạo: chủ yếu là dây và cáp điện, máy tính và linh kiện, sản phẩm nhựa. Việc triển khai tốt chương trình hành động của sáng kiến chung Việt - Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mạnh vào sản xuất các mặt hàng này. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỉ USD, tăng bình quân 42%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ: nhu cầu về mặt hàng này của Nhật Bản vẫn lớn, nhưng thị phần của Việt Nam rất nhỏ, nhất là trong những năm gần đây khi thị hiếu người tiêu dùng đang có thay đổi. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản đến năm 2010 đạt 700 triệu USD, tăng 27%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
 

(Theo Vinanet)

  • Thêm 4 dự án phát triển công nghiệp xi măng
  • Dự án 1.000 hécta bưởi ở Vĩnh Cửu: Có nên chạy theo số lượng?
  • Hà Nội: Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế giai đoạn 2009-2010
  • Tiến độ vận hành Thủy điện Sơn La cuối năm 2010 phải được đảm bảo
  • Thương mại Việt-Hàn hoàn thành mục tiêu 2010
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước EU giai đoạn 2008-2010
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2010
  • Phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Đông đạt khoảng 9,6 tỷ USD vào năm 2015
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2010
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN giai đoạn 2008-2010
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Cần 13.500 tỉ đồng quy hoạch thủy lợi Hà Nội
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2010
  • Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2010Từ nay đến năm 2020, TP.HCM cần 15 tỷ USD để phát triển giao thông