Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010

Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính đạt kim ngạch 2,7 tỉ USD, tăng 25,3% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỉ USD, tăng bình quân 32,6%/năm giai đoạn 2008-2010.
 
Theo đánh giá, đây là mặt hàng có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới và rất có thể với những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam vì những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, trong những năm gần đây,  làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng rất mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của Tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Nidec, Nhật Bản sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) sản xuất linh kiện điện tử (1 tỉ USD), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (650 triệu USD) và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam.
Thứ hai, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc, tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Trong khi đó tại các nước như Trung Quốc, Malaysia… giá thuê đất, giá nhân công tăng vì vậy, Việt Nam trở nên có lợi thế. Riêng đối với Trung Quốc, bên cạnh lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam.
Thứ ba, về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng. Năm 2007, nhập khẩu các mặt hàng điện tử của thế giới đạt mức 500 tỉ USD và tăng khá đều đặn khoảng 10%/năm trong 5 năm qua.
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ. Trong thời gian tới có thể nhắm tới Trung Quốc, Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các nước thành viên mới của EU như Hungary, Ba Lan, cộng hoà Séc và Slovakia.
Các giải pháp cụ thể:
Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua các khung chính sách thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng và chuẩn bị đồng bộ các yếu tố phụ trợ là giải pháp cơ bản nhất để thu hút đầu tư sản xuất và xuất khẩu ở lĩnh vực này.
Tăng tỉ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.
Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên ưu tiên  phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.
 

(Theo Vinanet)

  • Thêm 4 dự án phát triển công nghiệp xi măng
  • Dự án 1.000 hécta bưởi ở Vĩnh Cửu: Có nên chạy theo số lượng?
  • Hà Nội: Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế giai đoạn 2009-2010
  • Tiến độ vận hành Thủy điện Sơn La cuối năm 2010 phải được đảm bảo
  • Thương mại Việt-Hàn hoàn thành mục tiêu 2010
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước EU giai đoạn 2008-2010
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2010
  • Phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Đông đạt khoảng 9,6 tỷ USD vào năm 2015
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2010
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN giai đoạn 2008-2010
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Cần 13.500 tỉ đồng quy hoạch thủy lợi Hà Nội
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2010
  • Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2010Từ nay đến năm 2020, TP.HCM cần 15 tỷ USD để phát triển giao thông