Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước EU giai đoạn 2008-2010

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2008 dự kiến đạt 10,8 tỉ USD, tăng 27% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 14,1 tỉ USD, tăng bình quân 18,5%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
 
Về thị trường, cần tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của EU.
Về mặt hàng, bên cạnh những mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường như dệt may, giày dép, nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ… cần phát triển các mặt hàng mới, có triển vọng tăng kim ngạch như sản phẩm cơ khí, linh kiện điện tử… Định hướng đối với một số mặt hàng cụ thể như sau:
Dệt may: năm 2008 đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc. Điều này đã và đang làm ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, nhất là khi sản phẩm dệt may của Trung Quốc có sức cạnh tranh cao, chủ động được nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 2,3 tỉ USD, tăng bình quân 16,6%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Giày dép: EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá, nhưng nhìn chung xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế như nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu, tiêu thụ phụ thuộc lớn vào đối tác trong liên doanh, mẫu mã và phát triển sản phẩm mới còn yếu. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 3,2 tỉ USD, tăng bình quân 14,3%/năm.
Thuỷ sản: EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 34 tỉ USD. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỉ USD, tăng bình quân 23%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Cà phê: EU là thị trường tiêu thụ lớn đối với cà phê Việt Nam, chiếm tỉ trọng 45% trong xuất khẩu của Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỉ USD, tăng bình quân 6,2%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Sản phẩm gỗ: đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng do EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Nhìn chung, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, có thể đáp ứng được yêu cầu tương đối khắt khe của khách hàng EU về chất lượng, quy cách. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỉ USD, tăng bình quân 26%/năm.
 

(Theo Vinanet)

  • Thêm 4 dự án phát triển công nghiệp xi măng
  • Dự án 1.000 hécta bưởi ở Vĩnh Cửu: Có nên chạy theo số lượng?
  • Hà Nội: Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế giai đoạn 2009-2010
  • Tiến độ vận hành Thủy điện Sơn La cuối năm 2010 phải được đảm bảo
  • Thương mại Việt-Hàn hoàn thành mục tiêu 2010
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước EU giai đoạn 2008-2010
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2010
  • Phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Đông đạt khoảng 9,6 tỷ USD vào năm 2015
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2010
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN giai đoạn 2008-2010
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Cần 13.500 tỉ đồng quy hoạch thủy lợi Hà Nội
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2010
  • Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2010Từ nay đến năm 2020, TP.HCM cần 15 tỷ USD để phát triển giao thông