Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm 4 dự án phát triển công nghiệp xi măng

4 dự án cùng có công suất 2.500 tấn clinker/ngày (tương đương 0,91 triệu tấn/năm) vừa được Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Các dự án này gồm: Xi măng Xuân Thành (xã Thanh nghị) của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn đầu tư xây dựng & phát triển Xuân Thành và Xi măng Tân Tạo (thị trấn Kiện Khê) do Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo đầu tư đều nằm trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; xi măng Việt Đức (xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) do Công ty cổ phần phát triển công nghiệp IDC làm chủ đầu tư; Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ (xã Tân Long, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hiện nay số lượng dự án xi măng đăng ký và đã cho phép đưa vào quy hoạch đạt tổng công suất khoảng 100 triệu tấn vào năm 2020, tương đương với dự báo nhu cầu xi măng của Việt Nam vào thời điểm đó.

Trong thời gian qua nhiều dự án đã không có khả năng triển khai đầu tư nên tổng công suất thiết kế các dự án đầu tư sẽ thấp hơn so với đăng ký trong quy hoạch. Vì vậy, việc bổ sung thêm các dự án này sẽ góp phần đáp ứng đủ nguồn cung cho thị trường.

Các dự án được đề nghị bổ sung vào quy hoạch có tính khả thi cao và đều nằm ở vùng kinh tế có khó khăn nên việc đầu tư nhà máy xi măng công suất vừa (0,91 triệu tấn/năm) sẽ có khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Hiện nay, các dự án xi măng thường được tập trung đầu tư vào những địa phương có điều kiện về tài nguyên khoáng sản. Điển hình là tỉnh Hà Nam với nguồn nguyên liệu đá vôi phong phú, chất lượng cao được xác định là một vùng có tiềm năng phát triển xi măng trong quy hoạch./.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

  • Thêm 4 dự án phát triển công nghiệp xi măng
  • Dự án 1.000 hécta bưởi ở Vĩnh Cửu: Có nên chạy theo số lượng?
  • Hà Nội: Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế giai đoạn 2009-2010
  • Tiến độ vận hành Thủy điện Sơn La cuối năm 2010 phải được đảm bảo
  • Thương mại Việt-Hàn hoàn thành mục tiêu 2010
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước EU giai đoạn 2008-2010
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2010
  • Phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Đông đạt khoảng 9,6 tỷ USD vào năm 2015
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2010
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN giai đoạn 2008-2010
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Cần 13.500 tỉ đồng quy hoạch thủy lợi Hà Nội
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008-2010
  • Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2010Từ nay đến năm 2020, TP.HCM cần 15 tỷ USD để phát triển giao thông