Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với mục tiêu tổng quát năm 2010 - Ảnh: TTXVN.
Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 với đa số phiếu thuận
Sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước để hình thành quỹ kích thích kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển trung hạn và dài hạn, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế với thời gian và mức hỗ trợ thích hợp là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010.
Nghị quyết này đã được Quốc hội thông qua sáng 6/11, với 421/427 đại biểu tán thành.
Theo đó, mục tiêu tổng quát năm 2010 là "Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010".
GDP tăng khoảng 6,5%
Trước khi biểu quyết, kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy có 199/360 đại biểu đồng ý với phương án tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5% và 133/360 ý kiến đồng ý với phương án tăng 6,5%.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội chọn chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2010 khoảng 6,5%.Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 7%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 7,5% so với năm 2009.
Đa số đại biểu cũng nhất trí với chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP.
Riêng chỉ số giá tiêu dùng, tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng không quá 7%. “Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt để vừa đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 là 6,5%, vừa ngăn chặn được lạm phát cao trở lại”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.
Vớichỉ tiêu bội chi ngân sách Nhà nước, một chỉ tiêu còn có nhiều ý kiến khác nhau trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ được thể hiện trong nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2010.
Hình thành quỹ kích thích kinh tế
Tại nghị quyết, Quốc hội đã nhấn mạnh 12 nhiệm vụ, giải pháp chính để trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010.
Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ xây dựng phương án điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững, xác định rõ lộ trình và sớm triển khai các giải pháp, chính sách trong phương án.
Sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước để hình thành quỹ kích thích kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển trung hạn và dài hạn, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế với thời gian và mức hỗ trợ thích hợp.
Thực hiện đạt kết quả cao nhất cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giảm hệ số đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, chú trọng đầu tư cho dân sinh và kinh tế biển đảo cũng được nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội cũng yêu cầu rà soát, kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để tập trung vào nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính và thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao.
Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các cấp đặc biệt là giáo dục bậc đại học và đào tạo cao đẳng nghề; áp dụng đồng bộ các biện pháp để khắc phục cơ bản các tiêu cực kéo dài trong giáo dục, đào tạo cũng được nêu tại nghị quyết.
Các giải pháp của nghị quyết cũng thể hiện sự kiên quyết xử lý các loại tội phạm xâm hại an ninh quốc gia và gây rối trật tự công cộng, tội tham nhũng, các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, gây thất thoát, lãng phí; tăng biện pháp phòng, tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ. Đề cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nghị quyết nhấn mạnh sự chú trọng tăng tiềm lực quốc phòng, an ninh; coi trọng các địa bàn trọng điểm, địa bàn xung yếu, biển, đảo để chủ động xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
* Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2010 đã được Quốc hội thông qua:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5%
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP.
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%
- Số tỉnh đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở: 63 tỉnh.
- Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 12%; trung cấp chuyên nghiệp tăng 15%; cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 17%.
- Mức giảm tỷ lệ sinh 0,2%o.
- Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, trong đó đưa 8,5 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống 18%.
- Số giường bệnh trên 1 vạn dân là 27,5 giường.
- Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người là 13,5 m2.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh: 83%. Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch: 84%.
- Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý: 70%.
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 85%.
- Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý: 80%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 45%.
Trải qua năm 2009 đầy khó khăn và thách thức đối với thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đến nay, nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài được đánh giá là tăng nhanh, trong đó có lao động VN. Tuy nhiên, khó khăn đối với các DN XKLĐ vẫn còn hiện hữu. DĐDN có cuộc trao đổi với ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) xung quanh vấn đề này.
Ngành du lịch Việt Nam - sau một thời gian dài đối mặt với khó khăn do sự sụt giảm lượng khách quốc tế và cơ sở hạ tầng xuống cấp, đang bắt đầu có những bước chuyển mình.
Năm 2009 khép lại với nhiều điểm nhấn khá ấn tượng trong lĩnh vực ICT của Việt Nam, đồng thời cũng mở ra nhiều xu hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp này. Baodautu.vn xin đưa ra dự báo một số xu hướng phát triển của lĩnh vực ICT Việt Nam trong năm 2010.
Cuối năm 2009, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội liên tục đón nhận hàng loạt dự án mới, đặc biệt là đô thị sẽ phát triển cả hai bên sông Hồng. Theo nhận định của các công ty quản lý, kinh doanh BĐS, có thể từ năm 2010 trở đi, nguồn cung tăng mạnh sẽ tạo nên sự cân bằng cung - cầu cho thị trường BĐS Hà Nội.
Mặc dù Việt Nam hiện đang phải đối mặt và giải quyết những khó khăn do thâm hụt cán cân thanh toán gây ra, nhưng ADB, Goldman Sachs, Citibank, Credit Suisse,... vẫn có những dự báo và nhận định lạc quan về triền vọng kinh tế Việt Nam 2010.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
Theo nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, bội chi ngân sách năm 2010 có thể cao hơn mức 7% GDP, thu ngân sách giảm và Chính phủ có thể phải tiếp tục tung ra các gói hỗ trợ mới. Nguy cơ lạm phát cao sẽ quay trở lại, do đó cần có sự thận trọng trong các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
Tại hội thảo khoa học "Định hướng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2020," tại Hà Nội ngày 18/11. Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban chứng khoán Nhà nước) cho biết: Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011-2020 là phát triển về quy mô, chất lượng hoạt động cho thị trường chứng khoán, duy trì trật tự an toàn cho thị trường.
Lãnh đạo Công ty Asia Golden Rice Ltd - doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Thái Lan hiện nay - nhận định năm 2010 sẽ là "năm vàng" cho các nước xuất khẩu gạo khi sản lượng gạo thế giới giảm sút, đặc biệt là sản lượng của Ấn Độ, Indonesia, Philippines do hạn hán và bão lũ.
Theo thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam, nhu cầu tiêu thụ ximăng năm 2010 khoảng 50 – 51 triệu tấn. Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), các đơn vị liên doanh, các lò đứng và trạm nghiền của các nhà máy địa phương đã sản xuất thừa so nhu cầu khoảng 2 triệu tấn, nên bộ Xây dựng cho rằng năm 2010 mặt hàng ximăng không biến động lớn. Nhưng ông Trần Việt Thắng, phó tổng giám đốc Vicem cho rằng: “Có thể thừa đến gần 20 triệu tấn, do từ cuối năm nay và năm 2010 sẽ có thêm khoảng 20 triệu tấn từ những dự án mới đưa vào hoạt động”. Tuy nhiên có quan chức của bộ trên cho rằng, nhu cầu ximăng chưa được ước tính chính xác, nên chưa thể khẳng định sẽ thừa ximăng.
Sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước để hình thành quỹ kích thích kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển trung hạn và dài hạn, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế với thời gian và mức hỗ trợ thích hợp là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010.
Năm 2010, Chính phủ dự kiến chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm đạt khoảng 6,5%; Chỉ tiêu số giá tiêu dùng tăng khoảng 7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6%; Bội chi ngân sách 6,5 GDP...
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, chính sách tài khóa năm 2009 đã được Chính phủ sử dụng hiệu quả như một công cụ có vai trò chủ đạo để chống suy giảm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là nội dung phiên họp Quốc hội chiều 28/10, về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2010.