Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Trải qua năm 2009 đầy khó khăn và thách thức đối với thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đến nay, nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài được đánh giá là tăng nhanh, trong đó có lao động VN. Tuy nhiên, khó khăn đối với các DN XKLĐ vẫn còn hiện hữu. DĐDN có cuộc trao đổi với ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) xung quanh vấn đề này.
Ông Hải cho rằng: Trong 6 tháng đầu năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều lao động VN ở nước ngoài thiếu việc làm, thu nhập giảm, thậm chí một bộ phận lao động phải về nước trước thời hạn. Thời gian này, không chỉ các cơ quan nhà nước phải tập trung vào việc nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ cho lao động và DN, mà bản thân các DN XKLĐ cũng phải tập trung giải quyết quyền lợi cho người lao động đang làm việc ở nước ngoài và về nước do mất việc hay xử lý tình trạng không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài do nhu cầu giảm.
- Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phê duyệt hợp đồng cho phép 7 DN XKLĐ tham gia “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng” trong năm 2009 ở hai lĩnh vực xây dựng và điều dưỡng. Vậy tiêu chí nào để DN được vào diện trên ? Và việc tuyển chọn người lao động theo đề án này sẽ thực hiện theo cơ chế nào, thưa ông ?
DN tham gia đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có các tiêu chí, điều kiện để ký hợp đồng đặt hàng theo quy định tại Quyết định số 1542/QĐ-LĐTBXH ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về việc phê duyệt nội dung điều chỉnh, bổ sung “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu”. Theo đó, DN phải có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; có hợp đồng hoặc thoả thuận hợp đồng XKLĐ với các nghề thuộc đề án tại thời điểm thực hiện hỗ trợ; Ưu tiên lựa chọn DN có hợp đồng thường xuyên với các thị trường lao động ngoài nước có thu nhập cao, điều kiện lao động tốt và ưu tiên DN có cơ sở dạy nghề thực thuộc. Kèm theo điều kiện DN có kế hoạch đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các nghề thuộc đề án thí điểm đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận; có hợp đồng đặt hàng đào tạo các nghề thuộc đề án ký với cơ sở dạy nghề đủ năng lực theo quy định (với những DN không tự đào tạo hoặc DN không có cơ sở dạy nghề trực thuộc); đã tuyển chọn được người lao động để tổ chức đào tạo nghề; có văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước theo đề án để đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài (kèm theo danh sách lao động đề nghị hỗ trợ).
DN có đủ tiêu chí, điều kiện nêu trên được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận, tuy nhiên đây là đề án thí điểm, kinh phí ít nên không thể đáp ứng nhu cầu hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề của mọi người lao động.
- Nói đến kinh phí, lại là một vấn đề “cản trở” đối với các đề án, mà Đề án 71 hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ là một điển hình khiến các DN gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong quá trình thực hiện ?
Theo thống kê chưa đầy đủ tổng số lao động VN đi làm việc ở nước ngoài đến giữa tháng 12/2009 là khoảng 75.000 lao động. |
Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020 thuộc Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ là một đề án quan trọng mà Cục Quản lý lao động ngoài nước đang thí điểm triển khai thực hiện. Đến nay, đề án đã được thí điểm triển khai thực hiện ở 20 huyện nghèo của 9 tỉnh. Thời gian đầu, do chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể nên còn gặp một số khó khăn. Bên cạnh đó một số chính quyền địa phương cơ sở chưa thực sự vào cuộc, còn coi đó là công việc của DN XKLĐ. Bản thân người lao động là thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nên còn có một số hạn chế về trình độ, sức khoẻ và tâm lý ngại đi xa. Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, Cục QLLĐNN - Bộ LĐTBXH, cùng với các bộ, ban, ngành liên quan đã ban hành cơ chế hỗ trợ các DN khai thác hợp đồng, thẩm định và lựa chọn những hợp đồng tốt, phù hợp với đặc điểm lao động các huyện nghèo; chỉ đạo và giám sát chặt chẽ hoạt động của DN trong quá trình tuyển chọn, đào tạo, tổ chức quản lý và hỗ trợ giúp người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với cơ quan đại diện VN ở nước ngoài giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Đài Loan hiện vẫn là thị trường được người lao động VN quan tâm nhiều nhất, tuy nhiên, tại nhiều thời điểm một số nhà máy ở Đài Loan chuyển đơn hàng sang các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines... do lo ngại lao động VN bỏ trốn. Phải chăng ý thức của lao động VN vẫn là vấn đề nghiêm trọng ?
Đài Loan nhận lao động VN từ cuối năm 1999, trong khi đó, lao động các nước như Indonesia, Thái Lan, Philippines đến làm việc ở Đài Loan từ cuối năm 1989. Cho đến nay đã có gần 250.000 lượt người lao động VN sang Đài Loan làm việc và hiện có gần 80.000 lao động đang làm việc. Đài Loan hiện vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động VN nhất. Lao động VN làm việc ở Đài Loan chủ yếu trong các ngành nghề: công nhân nhà máy, dịch vụ (chăm sóc người bệnh, giúp việc gia đình), thuyền viên đánh cá, xây dựng. Trong những năm gần đây, các DN XKLĐ VN đã chú trọng đến nâng cao chất lượng lao động VN đi làm việc ở nước ngoài nói chung, và Đài Loan nói riêng. Hầu hết lao động VN đi làm việc ở Đài Loan đều tham gia học nghề, nâng cao bổ túc tay nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng trước khi xuất cảnh. Theo tôi, lao động VN cần cù, chăm chỉ, tiếp thu công việc nhanh nên được chủ sử dụng Đài Loan đánh giá cao. Ý thức lao động của VN ngày càng được nâng lên, chỉ có một số “con sâu bỏ rầu nồi canh” thôi.
- Ông nhận định thế nào về thị trường XKLĐ trong năm 2010 cũng như mục tiêu Cục QLLĐNN, các DN hướng tới trong năm 2010 ?
Trong năm 2010 tới, Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTBXH vẫn tập trung phát triển các thị trường truyền thống đã và đang nhận lao động VN với số lượng lớn như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những thị trường luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động VN với yêu cầu không quá cao về tay nghề, ngoại ngữ, phù hợp với phần đông lao động VN. Ngoài các thị trường trên, Cục sẽ tiếp tục chỉ đạo các DN XKLĐ khai thác hợp đồng đưa lao động trình độ cao sang các nước như Australia, New Zealand, Canada cũng như các hợp đồng nhận lao động thời vụ (thu hái hoa quả) tại các nước Châu Âu như Phần Lan, Thụỵ Điển; khuyến khích các DN đẩy mạnh các hình thức trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động VN sang làm việc.
- Xin cảm ơn ông.
Bà Nguyễn Hồng Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Cty CP Simco Sông Đà: Còn nhiều bất cập trong việc triển khai các đề án Năm 2009 là một năm rất khó khăn đối với các DN XKLĐ nói chung và Simco Sông Đà nói riêng. Đối với công tác khai thác thị trường nước ngoài, do kinh tế các nước đều chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nên nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động VN giảm sút nghiêm trọng. Nhiều đơn đặt hàng từ năm trước, đặc biệt là các đơn hàng xây dựng, bị huỷ hoặc giảm số lượng so với thoả thuận đã ký. Về công tác khai thác nguồn lao động trong nước, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2009. Mặc dù tỷ lệ lao động VN thất nghiệp tăng cao hơn trước nhưng có một lượng khá lớn lao động VN đang làm việc ở nước ngoài phải về nước trước hạn hoặc không có đủ việc làm và thu nhập ổn định do tác động của khủng hoảng kinh tế nên người lao động trong nước có tâm lý e ngại khi tham gia XKLĐ. Trong năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Cục QLLĐNN đã chủ trì cùng với các DN triển khai thực hiện một số đề án liên quan đến lĩnh vực XKLĐ. Theo nhận định của chúng tôi, những đề án trên được triển khai rất kịp thời, hỗ trợ cho cả DN và người lao động có nhu cầu đi XKLĐ, giải quyết một phần khó khăn khi tham gia XKLĐ. Với vai trò là cơ quan chủ trì triển khai các đề án, Cục QLLĐNN đã nỗ lực rất nhiều để các đề án thực sự phát huy được hiệu quả trong thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề bất cập trong quá trình triển khai, gây khó khăn không nhỏ cho các DN XKLĐ như chúng tôi. Ví dụ đối với "Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng", hiện nay đối tượng được nhận hỗ trợ từ đề án còn bó hẹp ở một số ngành nghề và một số thị trường. Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét cho mở rộng đối tượng nhận hỗ trợ ở một số thị trường đang có nhu cầu tiếp nhận lao động với số lượng lớn và thường xuyên như nghề hộ lý (khám hộ công) đi Đài Loan, công nhân nhà máy đi Malaysia (hỗ trợ chi phí đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết). Đối với Đề án 71, sự phối hợp giữa địa phương với DN trong khâu tuyên truyền, vận động con em địa phương đi XKLĐ là rất quan trọng. Chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác chặt chẽ nhiệt tình hơn nữa từ Ban chỉ đạo XKLĐ địa phương tại các huyện nghèo, tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành có hiệu quả công tác tạo nguồn tại địa phương. Theo dự kiến, trong năm 2010, Cty chúng tôi sẽ đưa từ 1.300 - 1.500 lao động đi nước ngoài, tập trung vào các thị trường Đài Loan, Malaysia, các nước Trung Đông, Libya, Ma Cao. Đây là các thị trường truyền thống mà Cty đã có mối quan hệ rộng rãi với nhiều đối tác là Cty môi giới và chủ sử dụng lao động, đồng thời là những thị trường Cty đã có hiểu biết và kinh nghiệm cả trong khâu khai thác đơn hàng và khâu tạo nguồn lao động. Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Tổng Giám đốc Cty CP Tiến bộ quốc tế AIC: Một số quy định cần thay đổi Năm 2009 là năm đầy khó khăn cho các DN XKLĐ. Tuy nhiên cũng là cơ hội để các DN phải củng cố lại mình, cơ cấu lại tổ chức, có thời gian chỉnh đốn nội bộ DN, đa dạng hóa kinh doanh và những DN không thích nghi được có thể sẽ bị loại ra khỏi thị trường - theo tôi có thể như trải qua một cơn dịch, ai khỏe sẽ vượt qua và khỏe hơn. Cũng phải đối mặt với thực tế, là chúng ta mất nhiều chi phí, công sức để khắc phục hậu quả của việc suy thoai kinh tế dẫn đến lao động phải về nước trước hạn nhiều. Nhiều lao động tuyển chọn đào tạo rồi nhưng đối tác ngừng tiếp nhận, tất cả các DN đều phải tự xử lý các vấn đề này. Trong năm vừa qua, nhiều đề án đã được Cục QLLĐNN phối hợp với các DN triển khai thực hiện, giai đoạn triển khai ban đầu theo Đề án 61 huyện nghèo khi đó các văn bản hướng dẫn cụ thể chưa có, rủi ro của DN là bỏ chi phí toàn bộ cho đến khi lao động xuất cảnh thì mới được nhà nước thanh toán các khoản hỗ trợ, nhiều trường hợp lao động đào tạo là thủ tục hoàn tất rồi nhưng đến khi xuất cảnh thì bỏ ngang, DN phải chi phí mà không thu hồi được các khoản đã chi. Chính vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế cho phép tuyển chọn đào tạo lao động xuất khẩu bắt đầu từ khâu nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, ngoại ngữ và định hướng thành chuỗi liên tục và kéo dài từ 6-24 tháng để thực sự có thể nâng cao chất lượng của nguồn lao động các huyện nghèo. Theo quy trình hiện nay: Khai thác hợp đồng ngoại- đăng ký- tuyển chọn - đào tạo - đưa lao động đi làm việc ở nươc ngoài. Thực tế nếu đăng ký hợp đồng rồi thì các đối tác tiếp nhận luôn ép về tiến độ, không thể đào tạo 6 tháng đến 1 năm mới đưa đi được. Vì vậy các DN chỉ đào tạo ngắn hạn từ 2-3 tháng, theo chương trình giáo dục định hướng, không thể đào tạo dài được. Nếu tuyển sớm, đào tạo trước khi đăng ký hợp đồng thì vi phạm. Vì vậy quy định này cần thay đổi cho phù hợp. Năm 2010 vẫn còn nhiều khó khăn, các DN nên tiếp tục làm tốt các thị trường cũ, tìm cơ hội để mở thêm thị trường mới nếu có thể. AIC dự kiến khoảng 1.500-2.000 lao động đi Đài Loan, Nhật Bản 300-500, và các thị trường khác khoảng 500-600 lao động. |
(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com