Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (14): Các luật sư, nguyên đơn và nhóm lợi ích trong thủ tục tố tụng - Phần 3

NGUYÊN ĐƠN

Trong một số vụ án diễn ra trước tòa, nguyên đơn là những cá nhân, trong khi ở những vụ án khác thì một hay nhiều nguyên đơn có thể là một cơ quan chính phủ, một doanh nghiệp, một liên đoàn, một nhóm lợi ích hay một trường đại học.

Điều gì thúc đẩy một người hoặc một nhóm đưa sự bất bình ra toà? Trong các vụ án hình sự, câu trả lời cho vấn đề này là tương đối đơn giản. Một điều luật hình sự của bang hoặc liên bang được coi là bị vi phạm, và chính phủ cáo trạng bên bị buộc tội vi phạm điều luật đó. Trong các vụ án dân sự thì câu trả lời hoàn toàn không dễ dàng. Mặc dù một số người sẵn sàng đưa sự bất bình của họ ra tòa, nhưng nhiều người khác lại tránh thủ tục này do thời gian và chi phí có thể phát sinh.

Nhà khoa học chính trị Phillip Cooper chỉ ra rằng các thẩm phán được triệu tập để giải quyết hai loại tranh chấp: các vụ án tư pháp và những tranh cãi công pháp. Các vụ án tư pháp là những vụ án mà trong đó một công dân hay tổ chức riêng lẻ kiện một công dân hay tổ chức khác. Còn trong những tranh cãi công pháp, một công dân hoặc tổ chức chắc chắn rằng một cơ quan hay quan chức chính phủ đã vi phạm một quyền hiến định hoặc luật định. Trong cuốn Những lựa chọn tư pháp khó khăn (Hard Judicial Choices), Cooper đã viết rằng “những hành động pháp luật, dù là tranh cãi công pháp hay tư pháp, đều nhằm hướng đến một chính sách nào đó hoặc hy vọng được bù đắp”.

Một ví dụ kinh điển về kiện tụng cá nhân, hay kiện tụng thông thường, theo hướng mong được đền bù là khi một người bị thương trong một tai nạn ô tô kiện người lái của chiếc ôtô khác để cố gắng đòi được bồi thường thiệt hại bằng tiền cho những chi phí thuốc men phải chịu. Loại kiện tụng này mang tính chất cá nhân và không nhằm mục đích thay đổi các chính sách của chính phủ hay doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số vụ án tư pháp là có định hướng chính sách hoặc có bản chất chính trị. Kiện tụng về thương tích cá nhân hay trách nhiệm đối với sản phẩm bề ngoài có vẻ đơn thuần chỉ mang bản chất đòi bồi thường, song nó cũng có thể được sử dụng để thay đổi công việ c sản xuất hay hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp tư nhân bị kiện.

Một vụ kiện ở bang Bắc Carolina cho chúng ta một ví dụ rõ nét. Vụ án bắt đầu năm 1993 sau khi một bé gái năm tuổi bị kẹt trong cống của một bể nước sau khi một đứa bé khác đã bỏ nắp cống đó đi. Lực hút quá mạnh đã khiến cho bé gái bị hút gần hết ruột già và ruột non trước khi được cứu ra. Hậu quả là trong suốt phần đời còn lại cô bé phải dành 11 giờ mỗi ngày gắn chặt ống dẫn thức ăn trong tĩnh mạch. Năm 1997, một ban hội thẩm đã xử cho gia đình cô bé được bồi thường 25 triệu USD và trước khi ban hội thẩm phải cân nhắc những bồi thường mang tính trừng phạt thì nhà sản xuất cống nước trên và hai bị đơn khác đã phải giải quyết vụ án với cái giá 30,9 triệu USD. Luật sư của bên nguyên nói rằng vụ kiện này đã tiết lộ những rắc rối tương tự trong các lĩnh vực khác của đất nước và cho thấy một ví dụ đích thực về những gì người trong ngành biết nhưng những người khác thì không. Không chỉ gia đình cô bé chiến thắng vụ kiện mà cơ quan lập pháp bang Bắc Carolina cũng đã thông qua một đạ o luật yêu cầu những ống nước nhằng nhịt đều phải có biện pháp ngăn chặn những chấn thương như vậy trong tương lai.

Tuy nhiên, hầu hết những vụ kiện mang tính chính trị hay có định hướng chính sách là những tranh cãi công pháp, tức chúng là những vụ được đưa ra tòa kiện chính phủ chủ yếu để ngăn chặn những chính sách hay hoạt động bị coi là bất hợp phá p. Chúng cũng có thể tìm kiếm tiền bồi thường hay một số hình thức giảm nhẹ thiệt hại cụ thể khác. Một vụ án do Tòa án tối cao Mỹ xét xử, vụ Lucas kiện Hội đồng bờ biển Nam Carolina, cho thấy một ví dụ rõ nét. Đạo luật bảo vệ đường bờ biển của bang Nam Carolina cấm David H. Lucas xây dựng những ngôi nhà cho một gia đình trên hai lô đất mà ông sở hữu. Một tòa sơ thẩm của bang Nam Carolina phán quyết Lucas có quyền được bồi thường cho tổ n thất nói trên. Tuy nhiên, Tòa án tối cao bang Nam Carolina đã đảo ngược quyết định của tòa sơ thẩm và Lucas kiện lên Tòa án tối cao Mỹ. Tòa án tối cao phán quyết có lợi cho Lucas, tuyên bố rằng nếu một chủ sở hữu tài sản bị từ chối tất cả những hình thức sử dụng có lợi ích hữu hình về mặt kinh tế trên tài sản của mình thì có nghĩa là đã có sự chiếm đoạt và Hiến pháp yêu cầu người chủ sở hữu được quyền bồi thường.

Việc kiện tụng mang tính chính trị hay theo định hướng chính sách phổ biến hơn ở các tòa phúc thẩm so với các tòa sơ thẩm, và xuất hiện nhiều nhất ở Tòa án tối cao Mỹ. Việc kiện tụng đòi bồi thường thông thường thường được kết thúc sớm ở thủ tục tố tụng vì những người đi kiện thấy việc hòa giải tranh chấp của họ hoặc chấp nhận phán quyết của tòa sơ thẩm là có lợi hơn. Tuy nhiên, nguyên đơn trong các vụ kiện chính trị nhìn chung ít dành công sức thúc đẩy những lợi ích chính sách của họ bằng việc giành thắng lợi ở những cấp độ tòa án thấp hơn. Thay vào đó, họ thích sự công khai rộng rãi hơn gắn liền với một quyết định của tòa phúc thẩm. Việc theo đuổi kiện tụng tại các tòa phúc thẩm là rất tốn kém. Do vậy, nhiều vụ kiện đạt đến cấp độ tòa án này thường được các nhóm lợi ích hỗ trợ bằng cách này hay cách khác.

CÁC NHÓM LỢI ÍCH TRONG THỦ TỤC TỐ TỤNG

Mặc dù các nhóm lợi ích có thể được biết đến nhiều hơn vì những nỗ lực của họ nhằ m gây ảnh hưởng đến các quyết định của bộ máy lập pháp và hành pháp, nhưng họ cũng theo đuổi các mục tiêu chính sách của họ ở tòa án. Một số nhóm nhận thấy hệ thống tòa án dễ lĩnh hội những nỗ lực của họ hơn so với bộ máy lập pháp và hành pháp của chính phủ. Các nhóm lợi ích không có những nguồn lực kinh tế để chuẩn bị cho một nỗ lực vận động hành lang mạnh mẽ ở Quốc hội hay một cơ quan lập pháp bang có thể dễ dàng thuê luật sư và tìm kiếm một số điều khoản theo Hiến pháp hay theo luật định làm cơ sở cho một vụ kiện tại tòa án. Tương tự như vậy, một nhóm nhỏ với ít cử tri đã đăng ký trong số các thành viên của nhóm có thể thiếu sức mạnh chính trị để gây ảnh hưởng lên các nhà lập pháp và quan chức hệ thống hành pháp. Tuy nhiên, có nhiều thành viên và có sức mạnh chính trị không phải là những điều kiện tiên quyết để đưa các vụ kiện ra tòa.

Các nhóm lợi ích cũng có thể hướng sang các tòa án vì họ thấy rằng hệ thống tòa án đồng cảm hơn với những mục tiêu chính sách của họ so với hệ thống lập pháp và hành pháp. Trong suốt những năm 1960, các nhóm lợi ích với những mục tiêu chính sách tự do đã gặp rất nhiều thuận lợi với các tòa án liên bang. Ngoài ra, khái niệm công ty luật vì lợi ích chung cực kỳ phổ biến trong thời kỳ này. Các công ty luật vì lợi ích chung theo đuổi những vụ án nhìn chung phục vụ cho lợi ích của công chúng – bao gồm những vụ án trong các lĩnh vực quyền lợi người tiêu dùng, phân biệt đối xử trong tuyển dụng, an toàn nghề nghiệp, quyền tự do dân sự và các vấn đề về môi trường.

Trong những thập niên 1970 và 1980, các nhóm lợi ích bảo thủ hướng sang các tòa án liên bang với mức độ thường xuyên hơn trước kia. Điều này một phần là sự phản ứng đối với những thành công của các nhóm lợi ích tự do. Điều này cũng chính là do các tòa án liên bang dành diễn đàn xét xử thuận lợi hơn cho những quan điểm bảo thủ.

Sự tham gia của nhóm lợi ích vào thủ tục tố tụng có thể dưới một số hình thức khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu của từng nhóm. Tuy nhiên, có hai sách lược chính: tham gia vào những vụ án kiểm tra tính hợp hiến và trình bày thông tin trước tòa án thông qua những “amicus curiae” (tiếng Latinh có nghĩa là “người bạn của tòa án”).

Những vụ án kiểm tra tính hợp hiến (Test Cases)


Do bộ máy tư pháp chỉ tham gia vào việc lập chính sách bằng cách đưa ra những quyết định trong các vụ án cụ thể nên một sách lược của nhóm lợi ích là bảo đảm rằng một vụ án phù hợp với việc đạt được những mục tiêu chính sách của nhóm sẽ được đưa ra trước tòa. Trong một số trường hợp, điều này có nghĩa là nhóm lợi ích sẽ khởi xướng và bảo trợ vụ án bằng việc cung cấp tất cả những nguồn lực cần thiết. Ví dụ được biết đến nhiều nhất về loại hình bảo trợ này là vụ Brown kiện Hội đồng giáo dục năm 1954. Trong vụ án này, mặc dù việc kiện Hội đồng giáo dục Topeka, Kansas được cha mẹ Linda Brown tiến hành nhưng Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) mới là người hỗ trợ pháp lý và tiền bạc để theo suốt vụ kiện này tại Tòa án tối cao. Thurgood Marshall, người sau này trở thành thẩm phán của Tòa án tối cao Mỹ, đã biện hộ vụ kiện thay mặt cho bên nguyên và NAACP. Nhờ đó mà NAACP đã giành được thắng lợi thông qua phán quyết của Tòa án tối cao rằng sự phân biệt chủng tộc ở các trường công vi phạm điều khoản bảo vệ công bằng của Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm.

Các nhóm lợi ích cũng có thể hỗ trợ cho một vụ án do một người nào đó khởi xướng nhưng lại đặt ra những vấn đề quan trọ ng cho nhóm. Một ví dụ rõ nét cho trường hợp này có thể tìm thấy trong một vụ kiện về quyền tự do tín ngưỡng, vụ Wisconsin kiện Yoder. Vụ án này do bang Wisconsin khởi kiện khi đưa ra những lời buộc tội Jonas Yoder và những người khác đã không chịu gửi con em mình đến trường ở tuổi 16 theo quy định của luật bang. Yoder và những người khác, là hội viên của tín ngưỡng Amish, tin rằng giáo dục sau lớp 8 dẫn đến việc phá vỡ những giá trị mà họ tôn thờ và “gây ảnh hưởng trần tục lên con em họ”.

Một tổ chức được biết đến với tên gọi ủy ban quốc gia về tự do tín ngưỡng Amish (NCARF) đã đi đến quyết định bào chữa cho Yoder và những người khác. Tiếp theo phán quyết của tòa sơ thẩm bất lợi cho Amish, NCARF kháng cáo lên một tòa phúc thẩm lưu động ở Wisconsin, song tòa này đã bảo lưu phán quyết của tòa sơ thẩm. NCARF tiếp tục kháng cáo lên Tòa án tối cao ở Wisconsin, và tòa này phán quyết theo hướng có lợi cho Amish, tuyên bố rằng luật giáo dục bắt buộc đã vi phạm điều khoản tự do thực hiện tín ngưỡng của Tu chính án Hiến pháp thứ nhất. Khi đó bang Wisconsin kháng cáo lên Tòa án tối cao Mỹ và, vào ngày 15 tháng Năm 1972, Tòa án tối cao Mỹ đã chấp nhận sự phản đối về mặt tín ngưỡng mà NCARF đã đưa ra đối với các đạo luật giáo dục bắt buộc.

Như những ví dụ trên cho thấy, sự tham gia của nhóm lợi ích vào việc kiện tụng đã tập trung vào những vụ án liên quan đến những vấn đề Hiến pháp trọng yếu được ra Tòa án tối cao. Tuy nhiên, do chỉ một phần nhỏ các vụ án đến được cấp tòa án cao nhất của đất nước này nên phần lớn công việc của các luật sư nhóm lợi ích là dành cho những việc mang tính thủ tục hơn ở các cấp độ thấp hơn của bộ máy tư pháp. Thay vì tạo những vụ án kiểm tra tính hợp hiến quan trọng cho các tòa phúc thẩm, những luật sư này có thể đơn giản được yêu cầu giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng thuộc nhóm lợi ích của họ.

Chẳng hạn, trong phong trào đòi quyền dân sự vào những thập niên 1950 và 1960, các luật sư vì lợi ích chung không chỉ khiếu kiện những vấn đề quan trọng về quyền dân sự, mà họ còn bào chữa cho những người Mỹ gốc Phi và những người lao động đòi quyền dân sự gặp rắc rối với các cơ quan chức năng địa phương. Khi đó, những luật sư nhóm lợi ích này thực hiện nhiều chức năng của một hiệp hội hỗ trợ pháp lý chuyên biệt: Họ mang đến sự đại diện pháp lý cho những người tham gia vào một phong trào quan trọng đòi thay đổi xã hội. Hơn nữa, họ còn thực hiện chức năng quan trọng là thu hút sự quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của những người Mỹ gốc Phi bằng việc kiên trì theo đuổi các vụ án trước tòa.

Thông điệp của “những người bạn của tòa án” (Amicus Curiae)

Việc đệ trình thông điệp của “những người bạn của tòa án” là phương pháp dễ dàng nhất mà nhóm lợi ích có thể tham gia vào các vụ kiệ n. Phương pháp này cho phép một nhóm có được thông điệp của mình trước tòa án kể cả khi nhóm đó không kiể m soát vụ án. Trong trường hợp được sự cho phép của các bên của vụ án hay sự cho phép của tòa án, một nhóm lợi ích có thể đệ trình thông điệp của “những người bạn của tòa án” để bổ sung cho lời biện hộ của các bên. Việc lập hồ sơ của “những người bạn tòa án” là một sách lược được sử dụng nhiều tại tòa phúc thẩm hơn là tòa sơ thẩm, ở cả cấp độ liên bang và bang.

Đôi khi những thông điệp này là nhằm mục đích đẩy mạnh vị thế của một trong các bên của vụ án. Khi vụ Wisconsin kiện Yoder được biện hộ trước Tòa án tối cao Mỹ, tín ngưỡng Amish được ủng hộ bởi các thông điệp của “những người bạn của tòa án” do Hội thảo chung của những tín đồ theo tín ngưỡng ngày Sabbath, Hội đồng quốc gia về các nhà thờ Cơ đốc giáo ở Mỹ, Hội đồng giáo đường Do thái của Mỹ, Quốc hội Do thái Mỹ, Ủy ban Do thái quốc gia về luật pháp và các vấn đề chung, và Ủy ban trung ương dòng Menno trình ra.

Đôi khi những thông điệp của “những người bạn của tòa án” được sử dụng không chỉ để đẩy mạnh lời biện hộ của một trong các bên, mà còn để chỉ cho tòa án thấy quan điểm riêng của nhóm về việc vụ án nên được giải quyết như thế nào. Những thông điệp của “những người bạn của tòa án” thường được trình lên trong nỗ lực thuyết phục tòa phúc thẩm chấp thuận hoặc từ chối việc xem xét phán quyết của tòa án thấp hơn. Một nghiên cứu của Tòa án tối cao Mỹ cho thấy việ c trình bày những thông điệp của “những người bạn của tòa án” làm tăng đáng kể cơ hội mà Tòa có thể xem xét vụ án một cách toàn diện.

Không giống các nhóm lợi ích riêng, tất cả các cấp độ chính quyền có thể đệ trình những thông điệp của “những người bạn của tòa án” mà không cần phải đợi sự cho phé p. Tổng cố vấn pháp luật của Mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề này, và trong một số trường hợp Tòa án tối cao có thể mời Tổng cố vấn pháp luật trình bày một thông điệp của “những người bạn của tòa án”.

(Nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)