Từ ngày 1-1-2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các tập đoàn bán lẻ 100% vốn nước ngoài vào đầu tư. Một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, có thắng - thua, đã được báo trước. Hệ thống bán lẻ Hà Nội mà tâm điểm là các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị sẽ làm gì để cạnh tranh thị trường với hệ thống bán lẻ nước ngoài?
Hệ thống bán lẻ ở Hà Nội thiếu đồng bộ
Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú, người đã từng gắn bó lâu năm với thương mại Thủ đô cho rằng: "Hệ thống bán lẻ của Hà Nội còn thiếu đồng bộ. Ngay cả hệ thống bán lẻ được cho là hiện đại gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích cũng còn manh mún". Sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội có 369 chợ các loại và 13 trung tâm thương mại, 74 siêu thị. Tuy vậy, chợ loại 1 chỉ có 20 chợ, năm trung tâm thương mại đạt chuẩn từ hạng I đến hạng III, 74 siêu thị được phân hạng. Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ thông qua hệ thống chợ truyền thống khoảng 70%, qua trung tâm thương mại, siêu thị khoảng 20%, còn lại là qua các quầy hàng, cửa hàng trên đường phố của hộ kinh doanh cá thể.
Trong khi đó, hệ thống chợ tại Hà Nội phần lớn đều xuống cấp. Hằng năm thành phố đã đầu tư và kêu gọi xã hội hóa hàng nghìn tỷ đồng xây dựng, cải tạo chợ nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chưa có quy hoạch và quản lý thiếu chặt chẽ. Hầu hết, doanh nghiệp thương mại của Hà Nội vốn ít, thiếu tính chuyên nghiệp, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu. Ða số hàng hóa tại các trung tâm thương mại, siêu thị là hàng đại lý ký gửi, chiếm khoảng 60 - 70%. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong nước, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kém, lại thiếu tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh để thu mua, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi thông tin. Do vậy, doanh nghiệp muốn tái sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh để tăng thị phần, tự đầu tư vốn để chủ động thu mua hàng trực tiếp là khá khó khăn.
Nếu nhìn vào hệ thống bán lẻ nước ngoài, trung tâm Metro Thăng Long và Big C (liên doanh) mới thấy hết được tính chuyên nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ngay từ khi xuất hiện, hai siêu thị nước ngoài này đã làm đảo lộn thói quen tiêu dùng của người dân Thủ đô. Chủng loại hàng hóa phong phú, giá cả hợp lý, mua số lượng lớn được giảm giá hoặc tặng thêm sản phẩm cùng các chiêu thức quảng bá hấp dẫn, các siêu thị này đã thu hút được nhiều khách hàng. Mặt khác, do thu mua hàng hóa nhiều nên các đại siêu thị này có các khoản thỏa thuận buộc các nhà cung cấp tuân thủ nguyên tắc có lợi cho mình. Mỗi ngày Metro và Big C thu hút hàng chục nghìn lượt khách đến mua sắm, đặc biệt là dịp cuối tuần, những ngày lễ, tết. Hiện nay, Tập đoàn Casino đang xúc tiến mở thêm một đại siêu thị Big C tại Hà Nội, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khác đang có những động thái thăm dò thị trường Việt Nam cũng như Hà Nội.
Chưa tạo được sự đột biến
Từ vài năm qua, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Hà Nội đã ý thức được vấn đề cạnh tranh và phát triển khi Việt Nam hoàn toàn mở cửa cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào đầu tư. Trong số các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tại Thủ đô, Tổng Công ty thương mại Hà Nội được xem là doanh nghiệp đầu tàu trong kinh doanh thương mại nội địa và xuất khẩu. Ðể hạn chế những tác động tiêu cực khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho hệ thống bán lẻ nước ngoài vào đầu tư, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tổng công ty đã quyết tâm xây dựng chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh mang thương hiệu Hapro. Ðến nay, hệ thống chuỗi này đã có 18 siêu thị, 21 cửa hàng tiện ích, 99 cửa hàng chuyên doanh cùng 2 trung tâm, 15 cửa hàng Haprofood tại Hà Nội và các tỉnh. Phó tổng giám đốc Tổng công ty Trần Mạnh Cảnh, cho biết: "Việc triển khai chuỗi bán lẻ được coi là yếu tố quyết định của Tổng công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, chủ động nội nhập và tiêu thụ hàng hóa".
Cùng với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty cổ phần Nhất Nam, sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart đã phát triển 12 siêu thị. Theo kế hoạch đến năm 2010, công ty phát triển lên 30 điểm kinh doanh siêu thị. Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Vũ Thị Hậu, để nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty đã tiến hành đổi mới toàn bộ hệ thống siêu thị Fivimart, khuyếch trương thương hiệu, chú trọng khai thác nguồn hàng, nâng cao năng lực nguồn nhân lực...
Tuy vậy, những doanh nghiệp như Tổng công ty thương mại Hà Nội và Nhất Nam chưa nhiều, thậm chí ngay cả việc chuẩn bị "hành trang" đối phó cũng chưa tạo ra những đột biến. Với 87 siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố, các siêu thị vừa và nhỏ chiếm đa số, việc cạnh tranh với các đại siêu thị nước ngoài sẽ là không cân sức do chênh lệch về quy mô, trình độ. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ còn thờ ơ trong lộ trình sắp tới và cho rằng sự ảnh hưởng này là tình hình chung.
Cần tận dụng cơ hội để chiếm giữ thị phần
Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Hoàng, Thường trực Ban hội nhập kinh tế quốc tế Hà Nội, khi mở cửa cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào đầu tư, hệ thống bán lẻ trong nước sẽ bị sức ép, nhưng không phải doanh nghiệp thương mại Hà Nội và cả nước hết cơ hội đầu tư, phát triển hệ thống. Lý giải điều này, Thường trực Ban hội nhập kinh tế quốc tế thành phố Hà Nội cho rằng, khi Việt Nam mở cửa không có nghĩa các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào nước ta được ngay bởi họ chưa có hạ tầng, chưa có thị phần tại Việt Nam. Họ phải tuân thủ trình tự tự thăm dò thị trường, cấp phép đầu tư, tìm địa điểm, xây dựng mạng lưới nhà cung cấp, khuyếch trương thương hiệu, chuẩn bị nguồn nhân lực... Một mặt, doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam cần có thời gian để thăm dò tập quán tiêu dùng của nước ta. Trong khi đó, tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái và các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Việc đầu tư một hệ thống bán lẻ mới tại một nước khác là điều phải cân nhắc trong thời điểm này. Có thể hết năm 2009 hoặc năm 2010, quá trình thâm nhập mới bắt đầu khởi động. Bởi vậy, đây chính là thời gian và cơ hội để các doanh nghiệp thương mại Hà Nội và cả nước tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống phân phối của mình. Ðiều quan trọng là doanh nghiệp phải chọn hình thức đầu tư với các kỹ năng quản lý, kinh doanh và phát triển thương hiệu phù hợp. Cơ hội còn, mặc dù không nhiều nhưng nếu doanh nghiệp thương mại Hà Nội biết tận dụng và phát huy thì sức ép của cuộc cạnh tranh sẽ ít nhiều được giảm bớt.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2009 theo giá thực tế ước tính đạt 98,5 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2008, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 năm nay tăng 8,2%, thấp hơn mức tăng 11,7% của cùng kỳ năm trước.
TP.HCM - Theo kết quả khảo sát của Sở Công Thương TP.HCM, đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) phân phối, có thể được chia thành hai nhóm là cán bộ quản lý điều hành và nhân viên kinh doanh; trong đó nhóm cán bộ quản lý điều hành giữ vai trò quyết định đối với quá trình cạnh tranh giữa DN Việt Nam với các DN phân phối nước ngoài.
Trái với nhiều nhận định trước đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho các nhà bán lẻ nước ngoài, đi liền với dịp tiêu dùng lớn nhất trong năm là Tết Nguyên Đán, nhưng đến nay vẫn khá trầm lắng.
Xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển thị trường nội địa, phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực; hỗ trợ các chủ đầu tư xúc tiến đầu tư các dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện), cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ thương mại, triển khai sản phẩm công nghiệp ưu tiên; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến... là những nhiệm vụ trọng tâm mà Sở Công Thương tập trung thực hiện trong năm 2009 đã được thông qua trong lễ tổng kết ngành năm 2008 vào sáng qua (14-1).
Ngày 14-1, tại TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã bàn giải pháp thực hiện mục tiêu năm 2009 đạt tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu từ 5% đến 10%, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,72 tỷ USD, góp phần cùng toàn ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu từ 9,2 đến 9,5 tỷ USD, tỷ suất lợi nhuận trên vốn 12%, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.
Mặc dù phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt khi các "đại gia" bán lẻ rộng cửa vào thị trường Việt Nam song DN trong nước nếu biết tận dụng lợi thế hiểu biết văn hóa tiêu dùng và biết cách phân khúc đối tượng khách hàng hợp lý vẫn sẽ trụ vững trên sân nhà.
Từ ngày 1-1-2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các tập đoàn bán lẻ 100% vốn nước ngoài vào đầu tư. Một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, có thắng - thua, đã được báo trước. Hệ thống bán lẻ Hà Nội mà tâm điểm là các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị sẽ làm gì để cạnh tranh thị trường với hệ thống bán lẻ nước ngoài?
Hà Nội - Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí trước các khả năng khai thác thị trường trong nước của các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài khi thị trường dịch vụ phân phối mở rộng theo lộ trình cam kết WTO.
Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ phải cạnh tranh để làm tốt hơn theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải quan tâm hơn đến liên kết giữa các nhà sản xuất và phân phối.
Theo Bộ Công Thương, một số tập đoàn, DN phân phối, bán lẻ quốc tế đang hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị đăng ký kinh doanh tại Việt Nam như: Dairy Farm (Singapore) đã nộp đơn xin thành lập DN 100% vốn; Lotte (Hàn Quốc) vào Việt Nam qua hình thức liên doanh; 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Wal - Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) cũng đang nhắm tới thị trường này.
Chỉ trong vòng 3 ngày liên tiếp cuối tuần, Saigon Co.op đã kịp khai trương 2 siêu thị và mở một cửa hàng thực phẩm đầu tiên trong chuỗi siêu thị thực phẩm mới mang tên Co.op Food. Nhanh chân chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu của nhiều nhà bán lẻ nội địa trước thời điểm 1/1/2009.
Vấn đề là các doanh nghiệp (DN) bán lẻ trong nước cần nhìn nhận một cách khách quan, không quá lo lắng về sức ép, nhưng không được phép chủ quan để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động hiệu quả.
Chỉ còn đúng một tuần nữa là đến ngày Việt Nam thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc mở cửa thị trường phân phối bán lẻ trong nước. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đang gặp phải những khó khăn riêng trong tiếp cận, khai thác thị trường.