Chinanews hôm 22/7 đưa tin, theo nhận định của nhà tư vấn huyền thoại Nhật Bản Kenichi Ohmae, trong tình trạng kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái thì đến năm 2020, Liên minh châu Âu EU sẽ là thể chế kinh tế lớn nhất toàn cầu, sau đó đến các nền kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Ông Kenichi Ohmae cũng chỉ ra, khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra từ năm ngoái nhưng vẫn chưa bị phai mờ và đang kéo dài đến hiện tại. Cũng theo ông này, nền kinh Mỹ sẽ tiếp tục trong tình trạng suy thoái kéo dài, nền kinh tế Nhật rời vào tình trạng ngủ đông, các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia sẽ có những chuyển biến tốt. Với kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế này đã bước vào giai đoạn phát triển lần hai. Hiện tại là thời điểm khá quan trọng, vì vậy một quyết định cũng có thể để lại những ảnh hưởng cho sự phát triển trong tương lai.
Cũng theo nhà từ vấn Kenichi Ohmae, từ tháng một năm nay, kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển lần hai, đây là những chuyển biến mới cho người khổng lồ châu Á khi các chính sách của họ chủ yếu hướng vào thị trường tiêu thụ nội địa. Nửa đầu năm nay, lượng ô tô được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc đã vượt qua lượng tiêu thụ ô tô tại thị trường Mỹ.
Phát biểu trước tờ “tin tức Trung ương” ông Kenichi Ohmae cho biết, những khó khăn của khủng hoảng tài chính không chỉ không dừng lại mà vẫn đang kéo dài. Cũng theo ông này, gói kích cầu ban đầu mà cựu bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đưa ra là 700 tỷ USD vẫn còn chưa đủ. Ông khẳng định kinh tế Mỹ vẫn còn chìm trong giai đoạn suy thoái kéo dài. “Tôi không chắc chắn rằng liệu Tổng thống Obama có đủ khả năng để kéo nền kinh tế đảo ngược tình thế hay không, nhưng giai đoạn tồi tệ nhất vẫn chưa thể qua đi”.
Ngoài ra, ông cũng đưa ra lời dự đoán rằng, đến năm 2020, kinh tế Liên minh châu Âu EU sẽ dẫn đầu thế giới, tiếp đến là các thể chế kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Ông Kenichi Ohmae còn dự đoán rằng, đến năm 2050 kinh tế Nhật Bản sẽ bằng 10% kinh tế Trung Quốc. mặc dù đây là một sự thật khá chấp nhận cho người Nhật nhưng đây lại là một sự “cân bằng mang tính lịch sử”.
(Nguồn: Vitinfo)
(Internet)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com