Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu không thể vượt qua khủng hoảng nợ công?

Trong khi Washington đang mắc kẹt trong trò chơi đau đớn và có nguy cơ tử vong khi Mỹ vượt quá mức nợ trần thì nguy cơ vỡ nợ cấp nhà nước còn cao hơn nhiều ở châu Âu. Có sáu lý do khiến cuộc khủng hoảng đồng euro sẽ vẫn đeo bám châu Âu trong thời gian dài tới.

Có lẽ các nhà lãnh đạo châu Âu đã thấy an lòng sau nỗ lưc cuối cùng là tung ra gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp vào tuần trước. Họ cũng có một số thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận với cuộc khủng hoảng nợ, mang lại cho các nước trong khu vực đồng euro một chút sức mạnh nhằm chống lại nguy cơ lây lan sang các thành viên yếu hơn, đặc biệt là Tây Ban Nha và Italy.

Tuy nhiên, người ta chỉ tự lừa dối mình khi nghĩ rằng châu Âu đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schäuble cũng thừa nhận rằng "sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng niềm tin trong khu vực đồng Euro có thể được giải quyết bằng một hội nghị thượng đỉnh".

Theo tôi, gói cứu trợ khủng hoảng ít ỏi gần đây nhất không có khả năng cứu vãn bất cứ điều gì. Dưới đây là sáu lý do tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro sẽ vẫn đeo bám châu Âu trong một thời gian dài tới:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đã đi quá xa. Thỏa thuận mới nhất được đưa ra dựa trên quá nhiều chữ "nếu" và các giả định lạc quan, có khả năng gây thất vọng cao. Athens vẫn phải thực hiện kế hoạch thắt lưng buộc bụng tự sát trong một môi trường chính trị căng thẳng. Có rất ít căn cứ để hy vọng rằng chính phủ Hy Lạp có thể duy trì tới khi thoả thuận kết thúc. Hy Lạp có khả năng thu được hơn 40 tỷ USD từ doanh nghiệp tư nhân trong thời gian ngắn là ý nghĩ lạc quan thái quá.

Biếm họa về vòng xoáy nợ công tại châu Âu.
Người mua biết rằng mọi thứ đang cần bán tháo, họ sẽ giữ  mức giá tốt nhất cho họ, và đồng nghĩa với việc giá cả sẽ rất thấp. Vì vậy, các lỗ hổng đang cần được lấp lại có thể sẽ lớn hơn dự kiến.

Và trong thoả thuận này, khả năng giảm nợ của Hy Lạp không nhiều. Nợ công của Hy Lạp so với GDP ở mức đỉnh điểm khoảng 150% GDP, thậm chí ngay sau thỏa thuận mua lại nợ gần đây và các chương trình hoán đổi trái phiếu. Đó thực sự là một mức không bền vững. Vì vậy, sau nhiều tháng nỗ lực, khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã tung ra gói cứu trợ thứ hai có thể chỉ trả được 1/3 nợ.

Thứ hai, thỏa thuận mới nhất đã không làm được gì để củng cố lòng tin đối với các  nền kinh tế yếu kém khác trong khu vực đồng euro. Chi phí đi vay của Italy và Tây Ban Nha đã tăng trở lại trong tuần này. Diễn biến tiếp theo của cuộc khủng hoảng đồng tiền chung châu Âu vẫn sẽ phụ thuộc vào việc liệu Ai Len và Bồ Đào Nha có thể thực hiện cam kết cải cách và thuyết phục các nhà đầu tư cho vay tiền một lần nữa hay không? và quá trình Tây Ban Nha và Italia điều chỉnh chính sách tài chính và các chương trình cứu trợ.

Không có gì đảm bảo rằng các chính trị gia của các nước này có thể tiếp tục động viên, hô hào công chúng bỏ phiếu để bảo vệ đồng euro nhằm làm tăng mức cứu trợ trong tương lai. Nỗi lo sợ mới xuất hiện trong tuần này là  Síp có nguy cơ trở thành nước tiếp theo yêu cầu một gói cứu trợ, sau khi Moody suy yếu.

Thứ ba, gói cứu trợ thứ hai của Hy Lạp có thể làm kế hoạch cứu trợ trong tương lai khả thi hơn. Quyết định tổn hao lực lượng vào việc sở hữu các trái phiếu tư nhân làm tăng rủi ro khi nắm giữ trái phiếu chính phủ của các nước đang mắc nợ trong khu vực. Điều đó có nghĩa là thậm chí các nhà đầu tư có thể sẽ yêu cầu mức lợi tức cao hơn để tiếp tục tài trợ cho Madrid và Rome, làm cho nỗ lực tiếp cận với nguồn vốn tư nhân thêm tốn kém.

Điều này cũng có thể gây khó khăn hơn cho Bồ Đào Nha và Ai Len để khiến các nhà đầu tư tư nhân tài trợ cho mình khi quỹ cứu trợ EU khan hiếm. Nói cách khác, các gói đầu tư chỉ cứu trợ Hy Lạp, chứ không phải là biện pháp kìm hãm cuộc khủng hoảng thực sự.


Thứ tư, khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn không đủ sức mạnh để chống lại hiệu ứng lây lan. Mặc dù, thỏa thuận mới nhất giúp các nhà lãnh đạo trong khu vực đồng euro sử dụng quỹ cứu trợ trị giá 1 nghìn tỷ của họ một cách hiệu quả hơn. Nhưng vấn đề là nhiều nhà phân tích tin rằng số tiền này không đủ lớn để cung cấp cho khu vực đồng euro với những tổn thương nghiêm trọng hiện nay. Cam kết cứu trợ cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ai Len một khoản tiền đã khiến quỹ này cạn kiệt.

Và với các nền kinh tế đang khó khăn khác lớn hơn nhiều như Tây Ban Nha và Italia có thể sẽ không nhận được gì vì không thuyết phục được các nhà đầu tư. Theo ước tính, quỹ này sẽ phải tăng số tiền cho vay lên 2,9 nghìn tỷ USD để làm được điều đó, nhưng mà mức chi chỉ là 430 tỷ USD.

Thứ năm, tất cả những vấn đề này nhấn mạnh một thực tế là khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa có giải pháp toàn diện nào để tiếp cận và giải quyết những khoản nợ khổng lồ của nó. Thỏa thuận gói cứu trợ cho Hy Lạp cuối tuần này được tiến hành theo mô hình tương tự như tất cả các nước trong khu vực đồng euro khác. Hệ thống hiện tại về cơ bản không thay đổi, nó kết hợp việc hỗ trợ thanh khoản phù hợp với chính sách tài khóa thắt chặt.

Bên cạnh việc điều chỉnh mục đích sử dụng của các gói cứu trợ, không có phương pháp mới nào được áp dụng nhằm giữ vừng lòng tin của các nhà đầu tư hoặc củng cố tình trạng tài chính của PIIGS (giống như một Eurobond). Trách nhiệm tiết kiệm đồng euro vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào những người đứng đầu, các chính trị gia của Tây Ban Nha và Italia. Về cơ bản, việc cộng đồng chung Châu Âu chống lại cuộc khủng khoảng nợ bằng những chính sách như đùa của nó đã phải trả giá bằng sự thất bại hết lần này đến lần khác. Không có lý do gì có thể chứng minh những chính sách "tiêu khiển" này có tác dụng tốt hơn trong tương lai?

Thứ sáu, vấn đề thật sự ở đây là khu vực đồng tiền chung Châu Âu vẫn không giải quyết tình trạng nợ của nó một cách triệt để hơn. Không có hành động cải cách kinh tế rông khắp nào được tiến hành để thúc đẩy phát triển kinh tế và đầu tư giúp các nền kinh tế suy yếu tăng trưởng trở lại.

Vấn đề là việc các ngân hàng trong khu vực đồng euro đứng không vừng vẫn không được thừa nhận. Phải đến cuối cùng các nhà lãnh đạo Châu Âu mới nhận ra rằng họ không phải đang đối phó với một vấn đề thanh khoản mà là vấn đề cấu trúc hệ thống.

Cây bút Münchau của Financial Times bình luận thêm: Thỏa thuận thành công trong việc ngăn chặn sự sụp đổ có thể xảy ra của khu vực châu Âu. Đó chắc chắn là thành tích lớn nhất của châu Âu. Nhưng chúng ta không nên đánh lừa bản thân mình. Sẽ là thành công nếu theo sau đó là các thoả thuận khác nhằm lấp đầy những lỗ hổng đang tồn tại... Khi những người châu Âu trở về từ sau những ngày nghỉ, họ vẫn có đồng Euro và vẫn có cuộc khủng hoảng ấy.
---------------------------
Tác giả: Bích Ngọc (Theo Time//VEF)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl