Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ Anh xin lỗi chuyên gia giải mã trong đại chiến II

Alan Turing.

Ngày 10 tháng 9 vừa rồi, ông Gordon Brown Thủ tướng Anh đã thay mặt chính phủ nước này ra tuyên bố ngỏ lời chân thành xin lỗi ông Alan Turing, chuyên gia phá mật mã trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ II.

Ông Brown nói: chúng ta đã đối xử vô nhân đạo (với Turing), và tôi tự hào vì mình đã có thể chính thức đưa ra lời xin lỗi Alan Turing.

Thủ tướng Brown nói, việc đối xử với Turing là “kinh khủng” và “cực kỳ bất công”, đất nước chúng ta đã mắc nợ nhà toán học lỗi lạc này quá nhiều.

Ông Brown ca ngợi những cống hiến kiệt xuất của Alan Turing trong thời kỳ Anh Quốc chiến đấu chống lại phát xít Hitler, và nói Turing là “một nhà toán học vô cùng lỗi lạc”.

Turing rất nổi tiếng ở nước Anh vì đã sáng chế ra máy bombe, một loại máy cơ-điện có khả năng giải được các mật mã máy soạn mã Enigma của quân đội Đức trong thời gian đại chiến thế giới lần thứ II, do đó góp phần cực kỳ quan trọng giúp quân đội Anh và Đồng minh đánh bại phát xít Đức. Một số sử gia cho rằng nhờ giải được mật mã Enigma mà chiến tranh sớm kết thúc được 2 năm. Trong tuyên bố đăng trên website No 10, Thủ tướng Brown viết: “Nếu không có cống hiến xuất sắc của Turing, lịch sử Thế chiến II có thể đã rất khác.”

Tượng kỷ niệm Alan Turing tại Sackville ParkAlan
Turing cũng được coi là cha đẻ của khoa học máy tính hiện đại, có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và máy tính.

Năm 1954 Turing tự tử chết sau hai năm bị tòa án quản thúc tại gia và buộc phải tiêm hormone nữ, một phương pháp điều trị nhằm ức chế khát khao tình dục, thực chất là một hình thức thiến hoạn bằng hóa chất (chemical castration)   vì ông thừa nhận mình là người luyến ái đồng giới, mà ngày ấy luyến ái đồng giới bị coi là phạm pháp.

Việc bị tòa án kết tội và quản thúc tại gia đã khiến Turing không thể tiếp tục phục vụ tổ quốc mình, gây ra phản ứng tâm lý và dẫn đến vụ tự tử của ông khi mới 41 tuổi.

Năm 1999, tạp chí Mỹ Time đưa Alan Turing vào danh sách 100 người quan trọng nhất của thế kỷ XX.

Cho tới nay đã có 30.805 người ký vào bản thỉnh nguyện gửi chính phủ Anh, kêu gọi chính thức xin lỗi Alan Turing. Trong số những người ký tên có nhà văn Ian McEwan, nhà khoa học Richard Dawkins và nhân vật đấu tranh bảo vệ quyền của người đồng tính Peter Tatchell. Nhà khoa học máy tính John Graham Cumming là người đưa ra sáng kiến viết bản thỉnh nguyện này nhằm khôi phục thanh danh cho Alan Turing sau hơn nửa thế kỷ bị đối xử bất công. Chính ông còn đề nghị Nữ Hoàng Anh phong tước hiệu cho Alan Turing.

(Theo NGUYÊN HẢI // Báo Nhân dân điện tử)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • 33.000 người tuyên bố vỡ nợ tại Anh
  • Pháp: Chính phủ đàm phán khẩn cấp với nông dân
  • Dân Pháp không hài lòng với Tổng thống Sarkozy
  • Nga và Turkmenistan vẫn bất đồng về khí đốt
  • Pháp sẽ áp dụng thuế tiêu thụ năng lượng
  • Những “con chim sắt” của hàng không Nga
  • Quan hệ Anh – Libi gặp rắc rối mới
  • Vũ khí mới chống hải tặc của Nga