Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc tranh giành ảnh hưởng tại không gian SNG: Nga giành lại thế chủ động

Các nhà lãnh đạo SNG vừa họp bàn về hợp tác và phát triển kinh tế tại thủ đô A-xta-na, Ca-dắc-xtan.

 

Nga đang thực hiện hàng loạt biện pháp tổ chức, kinh tế và tài chính để củng cố ảnh hưởng của mình trên không gian Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

 

Điều này thể hiện rõ qua những tuyên bố của Tổng thống Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép cùng những động thái Điện Crem-lin đưa ra tuần qua. Đây là những tín hiệu khẳng định ưu tiên đặc biệt với không gian SNG trong chính sách đối ngoại mà Nga sẽ tích cực triển khai trong bối cảnh các nước phương Tây đang từng bước mở rộng hiện diện ở khu vực "hậu Xô-viết".

 

Ngoài việc thành lập Cơ quan Liên bang Nga về SNG, bố trí tổng thể đại sứ quán Nga tại các nước SNG, đáng chú ý là đầu tháng 7 tới Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) sẽ chỉ đạo chiến dịch chung lần đầu tiên mang tên "Thiện chí - 2009" nhằm ngăn chặn hoạt động tội phạm ở khu vực biên giới của cộng đồng. Đây là kết quả của cuộc gặp Hội đồng Tham mưu lực lượng biên phòng các nước SNG vừa kết thúc trên đảo Xa-kha-lin ở vùng Viễn Đông (Nga). Cùng với những bước đi mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau cuộc xung đột quân sự với Gru-di-a tại Nam Ô-xê-ti-a, việc Nga xúc tiến hàng loạt hoạt động hợp tác trong không gian được coi là truyền thống của mình cho thấy, Mát-xcơ-va đang quyết giành lại thế chủ động trong ván bài địa - chính trị với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực này. Đây cũng là những nước "phản pháo" đầy hiệu lực trước phương Tây sau những động thái ẩn dưới hình thức chương trình "Đối tác phương Đông", nhằm cản trở sự hỗ trợ giữa các đối tác trong SNG khi toan tính tạo lập "vành đai chống Nga".

 

Rõ ràng, cuộc tranh giành ảnh hưởng tại không gian SNG đang bước vào giai đoạn mới. Ở đó, phương Tây tiếp tục theo đuổi chính sách phân hóa cô lập Nga và làm tan rã SNG vốn bị chia rẽ sâu sắc theo hai xu hướng thân Nga và gần gũi phương Tây. Giành được khu vực xung yếu chiến lược này, ngoài mục đích khép một thế "gọng kìm" bao vây Nga, kiềm chế Trung Quốc, I-ran, CHDCND Triều Tiên, phương Tây hy vọng kiểm soát được cả một hành lang năng lượng khổng lồ đáng tin cậy.

 

 Còn về phía Nga, trong bối cảnh đã vượt qua các cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống sau khi Liên Xô sụp đổ và giành lại địa vị vốn có trên trường quốc tế, nước Nga không còn bất lực đứng nhìn những bước đi công khai của Mỹ và EU nhằm giành ảnh hưởng tại khu vực an ninh truyền thống. Một chiến lược dài hạn để chèo lái đất nước đã được Mát-xcơ-va xây dựng và điều chỉnh dựa trên vị thế mới. Theo đó, Nga không thể bỏ qua những con chủ bài vốn phát huy sức mạnh hiệu quả trong thời gian qua, đó là mối quan hệ truyền thống trong không gian hậu Xô-viết; một tiềm lực quân sự; nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào và một nền kinh tế đang khởi sắc dù không tránh khỏi những tác động tiêu cực của "bão" tài chính toàn cầu. Vì thế, dù khẳng định theo đuổi một chính sách đối ngoại "có lý trí, thực dụng" và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới, Mát-xcơ-va cũng không ngại ngần tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi quốc gia.

 

Có thể thấy rằng, trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với phương Tây hiện nay, nước Nga không chỉ dựa vào con bài kho vũ khí hạt nhân của thời Chiến tranh lạnh, mà tin vào sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của mình. Nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng, việc Mát-xcơ-va vận dụng linh hoạt các ván bài quân sự, kinh tế và năng lượng là một lựa chọn đúng đắn, một chiến lược dài hạn để tạo đà phát triển bền vững cho đất nước, đồng thời bảo đảm an ninh trong khu vực ảnh hưởng truyền thống.

(Theo Hanoimoi Online)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Bầu cử Nghị viện châu Âu Cơ hội để đo thực lực các chính đảng
  • London sau vụ xì-căng-đan lạm dũng công quỹ : Thập diện mai phục Thủ tướng Brown
  • Lãnh đạo Nga-Nhật bàn vấn đề nhạy cảm
  • Nga và Belarus tăng cường hợp tác thương mại
  • Nội các Pháp thêm “màu sắc”
  • Nga, Hàn Quốc thỏa thuận về hợp đồng khí gas khổng lồ
  • CIA tuyển dụng các chuyên gia tài chính đang thất nghiệp
  • Hậu duệ của các lãnh đạo SNG: Khát vọng quyền lực