Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dân Ý bán vàng trang sức để trang trải cuộc sống

 Tài sản của các gia đình Italia đã giảm hơn 40% trong 10 năm qua, theo một nghiên cứu được công bố vào ngày thứ 6 (7/12 vừa qua). Suy thoái kéo dài đã khiến cho tài sản của các hộ gia đình bị tổn thất nặng nề.

Thắt chặt hầu bao
Theo tổ chức nghiên cứu và cố vấn Censis tại Rome, giá trị tài chính ròng của mỗi gia đình giảm đến 40,5% về 15.600 euro (20.300 USD) vào năm 2011 từ mức 26.000 euro cách đây một thập kỷ.

Nghiên cứu cho thấy những thử thách lớn lao mà nước này phải đối mặt. Khó khăn vẫn còn đang đeo bám vì suy thoái sau một năm chính phủ mới được bổ nhiệm để cứu Italia thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng sau những năm chi tiêu mạnh tay và tăng trưởng kinh tế trì trệ.

Hầu hết những người tham gia khảo sát đều cho biết họ đã cắt giảm các khoản chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp trong khi đó 73% nói họ đã tìm kiếm những cơ hội mua sắm giá rẻ trong đó có thực phẩm.

"Tôi đã cố gắng tiết kiệm trong việc mua quần áo và vật dụng gia đình. Giá cả cứ tiếp tục leo thang mà đồng lương thì vẫn vậy nên tôi phải cẩn trọng khi chi tiêu. Còn việc đi du lịch, chúng tôi không dám nghĩ tới", bà Clara Francetti- một người hưởng trợ cấp lương hưu cho biết.

Theo khảo sát, cứ 10 gia đình thì có tới 4 gia đình từ bỏ du lịch và cắt giảm chi tiêu quần áo trong khi đó 65,8% cho biết họ hạn chế sử dụng ô tô và xe máy để tiết kiệm nhiên liệu.
Chi phí tiêu dùng thấp đã trở thành một điểm yếu của nền kinh tế Italia, cộng với giá trị tiền lương ít ỏi sau những ảnh hưởng của tình trạng lạm phát trong 1 thập niên qua.

Bán vàng, trang sức để trang trải

Trong 2 năm qua, cứ 10 gia đình thì có 1 gia đình bán vàng và trang sức để có thêm tiền mặt. Và do đó, số lượng các cửa hàng thu mua vàng đã gia tăng nhanh chóng khi những người có hoàn cảnh khó khăn phải bán những thứ có giá trị để lấy tiền trang trải các hóa đơn.

Tuy nhiên báo cáo cũng cho biết, có dưới 18% các gia đình không thể trang trải các khoản chi tiêu với đồng lương của mình. Cô Selma- một người nội trợ 36 tuổi cho biết để tiết kiệm tiền, cô đã không còn ăn sáng ở hàng quán nữa.

"Thiếu thốn đã ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ trong cuộc sống, từ việc mua sắm thực phẩm. Tôi phải tính toán rất cẩn thận. Tôi có hai con. Tôi phải hạn chế các nhu cầu của bản thân để đảm bảo cho bọn trẻ", cô cho biết.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, khoảng cách về sự bất bình đẳng trong tài sản dân cư ngày một gia tăng. Số lượng các gia đình có tài sản lớn hơn 500.000 euro tăng gần gấp đôi trong khi tổng tài sản của tầng lớp trung lưu lại giảm tới 18 phần trăm xuống chỉ còn 48,3%.

Bên cạnh đó có sự di chuyển về tài sản tới khu vực dân cư cao tuổi hơn. Tài sản của những hộ dân dưới độ tuổi 35 chỉ chiếm 5,2% vào năm 2011 so với mức 17,1% năm 1991.

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với mức trung bình của cả nước với mức cao kỷ lục 36,5% vào tháng trước.

"Chúng ta đã sống trong một thập kỷ khủng hoảng kể từ năm 2001. Tình hình đã chỉ trầm trọng thêm vì thiếu những giải pháp hiệu quả chính phủ. Và đã tới lúc tìm ra con đường mới để giải quyết thực trạng đáng buồn trên." ông Giuseppe Roma giám đốc Censis, cho biết.

 

(Theo VEF)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Đức ngày càng nhiều người nghèo
  • Nợ công châu Âu đã tới mức báo động
  • Hy Lạp thông qua dự luật tư nhân hóa
  • Năm triệu người Anh thu nhập dưới mức tối thiểu
  • Thất nghiệp eurozone lên mức kỷ lục mới
  • Tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha lập kỷ lục 25%
  • Đức đứng trước nguy cơ suy thoái
  • 'Virus' nợ công lan đến nước Anh