Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp châu Âu ngày càng tin vào thị trường Trung Quốc

Trung Quốc đang ngày càng trở thành thị trường chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp châu Âu.

Cuộc khảo sát về niềm tin kinh doanh hàng năm do Phòng Thương mại châu Âu (EUCC) tại Trung Quốc công bố hôm 25/5 cho thấy, ngày càng nhiều công ty châu Âu đang có kế hoạch tăng cường đầu tư dài hạn vào Trung Quốc.

Theo cuộc khảo sát, 59% các doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch phát triển tại Trung Quốc trong năm nay, nhiều hơn so với 39% của tổng số 598 doanh nghiệp châu Âu được khảo sát trong năm 2009.

Trong số 78% các công ty được khảo sát đảm bảo tăng đáng kể doanh thu trong năm ngoái thì 71% đã báo cáo gia tăng lợi nhuận ròng.

Davide Cucino, người đứng đầu EUCC tại Trung Quốc cho biết, các doanh nghiệp châu Âu có vai trò quan trọng đóng góp vào mục tiêu của Trung Quốc trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế cân bằng hơn.

Theo kết quả điều tra, 70% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã hưởng lợi từ phục hồi kinh tế Trung Quốc, trong khi 65% tin rằng, kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc, tập trung vào thúc đẩy tiêu dùng trong nước, sẽ cải thiện môi trường kinh doanh và tạo thêm nhiều cơ hội tăng trưởng hơn nữa cho nước này.

Ông Cucino cho hay, các công ty châu Âu đang tìm kiếm nhiều cơ hội hơn trong ngành công nghiệp năng lượng sạch bắt đầu phát triển, cũng như ngành công nghiệp dịch vụ của Trung Quốc. Cả hai ngành công nghiệp này sẽ được tăng cường trong năm nay như là kết quả của các chính sách mới trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp châu Âu đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty của Trung Quốc trong việc công nhận thương hiệu, khả năng tiếp thị kinh doanh, chất lượng sản phẩm,…

Ông nói: “Để các doanh nghiệp châu Âu có thể cạnh tranh tại Trung Quốc, họ cần tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng địa phương và tiếp tục tạo sự đặc trưng riêng cho các sản phẩm và dịch vụ của mình.”

Các công ty châu Âu cũng bày tỏ lạc quan hơn trong việc sẵn sàng điều chỉnh theo tinh thần của Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặc dù nhiều công ty thấy rằng, việc thực hiện các chính sách trên thực tế vẫn đang gặp nhiều trở ngại.

(Vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Chính phủ Hy Lạp đồng ý bán tài sản
  • Nợ công châu Âu bao giờ thoát “mớ bùng nhùng”?
  • EU khởi động chương trình bán trái phiếu để cứu trợ Ireland và Bồ Đào Nha
  • Âu, Mỹ mâu thuẫn nhau về ghế Giám đốc IMF
  • Lễ cưới Hoàng gia Anh: xem xong, nhớ gì?
  • Đức đầu tư 4 tỷ Euro sản xuất 100 nghìn xe điện
  • EU hứa giảm thâm hụt để xoa dịu nỗi lo của Trung Quốc
  • EU thành thị trường nhập khẩu số 1 của Trung Quốc