Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ECB đưa ra yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt về tài chính tại khu vực eurozone

ECB đưa ra yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt về tài chính tại khu vực eurozone nhằm tránh một cuộc khủng hoảng mang "phong cách" Hy Lạp trong tương lai
Ngân hàng TW châu Âu (ECB) đã cảnh báo các chính phủ của khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung Euro (eurozone) rằng họ sẽ đánh một hồi chuông cảnh tỉnh nếu các chính phủ này không chấp thuận với Liên minh tiền tệ châu Âu về các giải pháp cải tổ đủ nghiêm ngặt để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng mang "phong cách" Hy Lạp trong tương lai.

Ông Jean-Claude Trichet - chủ tịch của ECB đã đề ra một chuỗi 5 vấn đề mà các chính phủ này phải giải quyết trong một hệ thống giám sát và áp đặt những hình phạt đối với các quốc gia mất kiểm soát tài chính. Ông cho biết “Nếu những phản ứng này là quá rụt rè theo đánh giá của chúng tôi thì chúng tôi sẽ làm rõ quan điểm.” Những bình luận của ông được đưa ra khi các Bộ trưởng tài chính khu vực eurozone chuẩn bị cho những tranh luận về chính quyền tương lai của khu vực 16 quốc gia này tại Brussels vào tối thứ 2 (26/9). Các thành viên của liên minh châu Âu (EU) sẽ được chia theo tiêu chí đánh giá các kế hoạch tài chính và sự cạnh tranh. Sẽ có những bất đồng về tính khắc nghiệt của những hình phạt và về quyền tự ý định đoạt trong việc áp đặt những hình phạt. Những người lân cận với các thành viên của một lực lượng cải tổ đứng đầu là ông Herman Van Rompuy - chủ tịch của EU cho biết đã có những hi vọng rằng sự khác biệt có thể được thu hẹp. Pháp là một điển hình đã trở nên “cởi mở” hơn Italy và Bỉ trong việc đưa những tiêu chuẩn nợ nghiêm ngặt hơn vào các quy định.

ECB đã bị buộc phải có một hành động chưa từng có để chống đỡ hệ thống tài chính khu vực eurozone do cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp. Họ đã đảm nhiệm một vài trò trứ danh trong cuộc tranh luận thúc giục các chính phủ hành động càng sớm càng tốt mà không cần ghi lại các thỏa thuận của EU.

Phát biểu trước các nghị sỹ, ông Trichet cũng cho rằng đã có một sự thay đổi vô cùng quan trọng về hành trình trong các chính sách của Hy Lạp. Ông tin tưởng vào khả năng của Ireland trong việc điều tiết khủng khoảng chi phí nợ công với nỗ lực cứu vãn hệ thống ngân hàng của họ. Ireland đã có khả năng “được kiểm chứng trong quá khứ” về việc thay đổi hoàn toàn cục diện trong những hoàn cảnh khó khăn, ông cho biết. Tuy nhiên, ông đoán trước được cuộc xung đột với Đức bằng những tranh luận rằng eurozone nên duy trì một cơ chế hỗ trợ khẩn cấp. Theo Berlin, một cơ cấu ổn định tài chính 3 năm được phê chuẩn trong tháng 5 không nên được gia hạn.

5 vấn đề của ông Trichet cũng đã tập trung vào việc giải quyết những yếu kém tài chính dẫn tới khủng hoảng, giải quyết những bất công bằng trong cạnh tranh và công nợ quốc gia, tính hiệu quả của những hình phạt, việc kiểm tra chất lượng các thống kê, và liệu các nguyên tắc mới đã được đưa vào luật lệ quốc gia hay chưa. Ngoài ra, ông cũng đã thúc giục việc sao lưu một hệ thống quản trị với một nhóm “những người khôn ngoan” có khả năng đưa ra một ý kiến cẩn trọng.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Ailen trở thành mối lo mới của châu Âu
  • Tây Ban Nha mất hạng tín nhiệm nợ cao nhất
  • Tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư giữa Nga và các nước SNG
  • Ba Lan cấm lãnh đạo hàng đầu đi cùng chuyên cơ
  • Ireland có thể giải quyết ngân hàng, không cần EU
  • Thăm những người “nông dân triệu phú” ở Hà Lan
  • Báo động tình trạng lao động trẻ em tại Ai Cập
  • Tăng trưởng tại Eurozone có xu hướng chậm lại