Nhà lãnh đạo cấp cao của Trung tâm Kinh tế và Tài chính London – ông Lord Myners đã miêu tả các biện pháp thanh tra sắp được thông qua chính là một phương án thanh tra giám sát theo kiểu chủ nghĩa bảo hộ thương mại điển hình do Đức và Pháp chỉ đạo. Phương án giám sát này yêu cầu, các công ty quỹ ngoài châu Âu khi gia nhập vào thị trường châu Âu, cần phải trải qua lần “thẩm duyệt” mới được cấp “hộ chiếu”. Việc này là một sự trói buộc đối với các quỹ phòng hộ có hoạt động kinh doanh tại châu Âu nhưng đăng ký ở khu vực khác. Được biết, công ty Paulson&Co, đại gia quỹ phòng hộ của Mỹ cũng sẽ bị nằm trong danh sách giám sát.
Ngoài ra, những quỹ phòng hộ sáng lập ở nước ngoài là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Một số công ty đăng ký ở nhiều nơi, do bị bị tình nghi trốn khỏi “thiên đường thuế” nên đã bị liệt vào “danh sách đen” giám sát của các nước châu Âu. Việc thu thuế đối với các quỹ phòng hộ nước ngoài vốn là mối hiểm họa bên trong các quốc gia châu Âu.
Tờ “Guardian” của Anh cho rằng, hiện tại cho thấy, Nước Anh sẽ trở thành người bị thiệt hại nặng nề nhất bởi phương án giám sát này, nguyên nhân là do tại Anh có đến 450 quỹ phòng hộ, chiếm tới 80% tổng số lượng của toàn châu Âu. Giới truyền thông Anh đều cho rằng, việc EU đẩy mạnh hoạt động giám sát đối với các quỹ phòng hộ, sẽ trực tiếp khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Các quỹ phòng hộ sẽ trực tiếp sa thải khoảng 10000 người tại Anh, gián tiếp sa thải khoảng 30000 người bao gồm cả luật sư, kế toán. Người phụ trách của Hiệp hội quản lý đầu tư London – ông Andrew Baker vô cùng lo lắng trước sự việc này, theo ông: “Tôi cảm thấy, dự luật mà hội nghị châu Âu sắp thông qua sẽ là một biểu hiện của sự bế quan tỏa cảng, ắt sẽ khiến các nhà đầu tư bị tổn thất, bởi vì rất nhiều quỹ phòng hộ và quỹ tư nhân đều liên kết với quỹ dưỡng lão và bảo hiểm của thị dân châu Âu.
(Hoài Thu // Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com