Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính EU hôm 9/5 đã thông qua phương án cứu trợ ổn định cơ chế với quy mô 750 tỷ USD, ngân hàng trung ương châu Âu ECB hôm 10/5 tuyên bố thu mua trái phiếu chính phủ Eurozone từ thị trường thứ cấp, đồng thời sẽ tạm thời trao đổi tiền tệ với ngân hàng trung ương các quốc gia khác. “Đòn tổ hợp” này đã khiến thị trường phản ứng tích cực. Hy Lạp, khu vực Eurozone, EU và toàn cầu đều thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, các biện pháp nói trên chỉ có thể là biện pháp cấp cứu, không thể giải quyết được vấn đề cơ bản ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực Eurozone: Chi tiêu ngân sách mất kiểm soát dẫn đến nợ nần chồng chất, sức cạnh tranh của một số nước thành viên Eurozone liên tục giảm sút, cơ chế đối phó nhanh chóng với khủng hoảng thiếu hiệu quả.
Văn kiện chính sách mới đưa ra có hai mục tiêu: Mở rộng mức độ thi hành “Công ước ổn định và tăng trưởng”; Tăng cường giám sát sự mất cân bằng của nền kinh tế vĩ mô. Nếu “chính sách mới” của EC “được thực thi”, thì EU sẽ tiến một bước quan trọng vào “chính phủ kinh tế”. Nhưng chính phủ Thụy Điển đã phản đối những kiến nghị liên quan tới việc khống chế ngân sách của các nước thành viên; Theo bình luận Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle, những kiến nghị chính sách của EC động chạm tới những giá trị cốt lõi chủ quyền quốc gia; Ngoại trưởng Pháp Christine Lagarde lại bằng lòng thảo luận về “chính sách mới” này.
Những tranh luận nói trên chủ yếu vẫn xoay quanh vẫn đề cũ trong quá trình hội nhập châu Âu; Ở mức độ rất lớn, liệu các nước thành viên có thể chuyển chủ quyền cho cơ quan siêu quốc gia EU hay không? Từ khi đồng EUR ra đời vào năm 1999 đến nay, nhiều quan chức không ngừng chỉ ra rằng, chính sách tiền tệ và tỷ giá chung cần phải có sự phối hợp giữa chính sách kinh tế vĩ mô và nền tài chính, mà điều này lại đúng là “điểm yếu” của khu vực Eurozone, khu vực này có chính sách tiền tệ chung, nhưng lại không có chính sách kinh tế vĩ mô chung. Nguyên nhân khiến đồng EUR “bị khiếm khuyết” là do, một số nước Eurozone lo ngại mất đi chủ quyền quốc gia, cũng có nước lo lắng bị những nước có nền kinh tế khá lạc hậu kéo lùi lại phía sau. 11 năm qua, đồng EUR cứ “trôi theo dòng nước”, lảo đảo, vấp phải khủng hoảng nợ Hy Lạp cuối cùng bị mắc cạn.
Rút kinh nghiệm xương máu, EC hy vọng chính sách mới có thể là một kế sách lâu dài, bảo vệ sự ổn định cho đồng EUR. Điều thứ nhất mà EC kiến nghị đó là, các nước Eurozone sẽ bị yêu cầu trình ngân sách dự toán của mình lên EC kiểm tra, trước khi trình lên Quốc hội nước này thẩm duyệt, cách này sẽ giúp cơ cấu lập pháp các nước xem xét đầy đủ các đề xuất của EC trước khi tiến hành biểu quyết về ngân sách dự toán. Các nước thành viên còn bị yêu cầu cân bằng dự toán, như tỷ lệ thâm hụt ngân sách chiếm trong GDP không được vượt quá tiêu chuẩn quy định 3% của EU, nếu không sẽ bị phạt tiền nặng. Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso kiến nghị, việc phân chia khoản vốn 50 tỷ USD mỗi năm không cần phải xem xét đến những nước có thâm hụt vượt quá tiêu chuẩn; Một số quan chức thậm chí còn đề xuất tước quyền biểu quyết của những nước có thâm hụt quá tiêu chuẩn cho phép trong Quốc hội EU, hoặc bị trục xuất khỏi Eurozone. Điều thứ hai là hy vọng các nước thành viên điều hòa tốt hơn các chính sách kinh tế, tránh để kinh tế phát triển không cân bằng. Mấy năm gần đây, sự mất cân bằng giữa những nước có thặng dư thương mại, khuyến khích người dân tiết kiệm như Đức, Hà Lan và những nước có thâm hụt thương mại cao như Hy Lạp không ngừng mở rộng. Ông Barroso nhấn mạnh việc cho phép EC giám sát nền kinh tế EU sẽ có lợi cho việc nâng cao sức cạnh tranh, chứ không cản trở “người dẫn dầu”. Nhưng Đức không muốn nhìn thấy việc EC mở rộng quyền khống chế kinh tế. Là một quốc gia ngoài Eurozone, chính phủ Đảng Bảo thủ Anh mới lên cầm quyền cũng kịch liệt phản đối việc EU đảm nhiệm “chính phủ kinh tế”. Điều thứ ba là thiết lập cơ chế viện trợ lâu dài, tương tự như quỹ tiền tệ châu Âu, nhằm nhanh chóng hỗ trợ vốn cho các nước Eurozone đang đứng trước nguy cơ sụp đổ kinh tế.
Khủng hoảng nợ châu Âu lại một lần nữa đẩy EU vào “ngã tư đường”, hầu như vẫn giậm chân tại chỗ, việc đi sâu vào hợp tác có lẽ có hy vọng. Theo trình tự liên quan, kiến nghị cải cách EU sẽ giao cho các nước thành viên thẩm duyệt. Có nhà phân tích cho rằng, EU có thể bị tiến hành sửa đổi theo kiến nghị hiện nay, cuối cùng sẽ đưa ra một vài biện pháp mới khiến các bên đều có thể chấp nhận được.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com