Trong báo cáo gửi tới Hội nghị bộ trưởng các nước thành viên diễn ra ngày 23/7 tại Thụy Điển, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ hỗ trợ 2,5 tỷ euro (3,55 tỷ USD) mỗi năm để giúp những nước nghèo trên thế giới bảo vệ rừng nhiệt đới.
Bảo vệ rừng và tài trợ cho các nước nghèo được coi là chủ đề quan trọng trong Hội nghị bộ trưởng môi trường và năng lượng EU tại khu nghỉ dưỡng trên núi Are (Thụy Điển).
Hội nghị cũng bàn thảo về việc sử dụng năng lượng hiệu quả và chuẩn bị cho Hội nghị khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra tháng 12 tới tại Copenhagen (Đan Mạch).
EC cũng đề xuất lấy một phần trong Quỹ buôn bán khí thải của EU để bảo vệ rừng. Nếu EU lấy 5% giá trị hoạt động buôn bán khí thải của khu vực để đóng góp cho nỗ lực chung của thế giới nhằm chống lại nạn chặt phá rừng thì sẽ có 1,5 tỷ euro/năm hiện nay và 2,5 tỷ euro vào năm 2020 để bảo vệ rừng tại các nước nghèo.
EU cũng dự kiến đóng góp khoảng 30 tỷ euro mỗi năm để giúp các nước nghèo tìm ra các giải pháp sản xuất nông nghiệp trong tình trạng thiếu nước hoặc kiếm tìm nguồn nước mới. Ngân quỹ này có thể tăng lên 100 tỷ euro/năm vào năm 2020.
Tuy nhiên, cuộc họp đã không nhất trí được về các vấn đề giảm 20% tiêu thụ năng lượng vào năm 2020 và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống thấp hơn 20% so với mức tương ứng năm 1990, do một số nước thành viên cho rằng rất khó có thể đạt được những mục tiêu này vào năm 2020./.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Quân đội Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung chống khủng bố 5 ngày mang tên Sứ mệnh Hòa bình 2009 hôm 22-7 tại thành phố Khabarovsk miền Viễn Đông Nga và trung tâm huấn luyện chiến thuật Đào Nam, thuộc vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Sarov, thuộc vùng Volga của Nga ngày 22/7, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nhấn mạnh mục tiêu của Nga chiếm lĩnh 1/4 thị trường năng lượng hạt nhân thế giới.
Một lần nữa, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thể hiện rõ sự bất đồng sâu sắc với đồng minh Mỹ về vấn đề xây dựng khu định cư Do Thái khi tuyên bố rằng Israel có thể xây dựng bất cứ nơi nào tại Jerusalem trong cuộc họp nội các hôm 19-7
Tổng thống (TT) Nga Dmitry Medvedev đã gọi vụ sát hại nhà hoạt động nhân quyền Natalya Estemirova ở Chesnia hôm 15-7 là một sự khiêu khích. Đồng thời, theo RIA Novosti, ông cho rằng giả thuyết TT Chesnia Ramzan Kadyrov có liên quan đến tội ác này mang tính chất sơ khởi
Ngày 20/7, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký ban hành luật liên bang "Về áp dụng những thay đổi liên quan khai báo cư trú của công dân nước ngoài và những người không mang quốc tịch Nga".
Các chuyên gia về dân số cho rằng, nếu không có người nhập cư thì Bồ Đào Nha sẽ biến thành đất nước của những cụ già về hưu nghèo khó, kéo theo sự trì trệ kinh tế triền miên. Và trên thực tế, những người nhập cư ở độ tuổi lao động đang ồ ạt “rũ áo ra đi” khỏi quốc gia này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.