Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hy Lạp lại đứng trước khả năng vỡ nợ

Athens có khả năng sẽ không nhận được khoản tiền gần 11 tỷ USD từ các nhà tài trợ do không giảm được thâm hụt ngân sách xuống mức cam kết.

Các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang có mặt tại Hy Lạp để đánh giá kết quả của các chính sách “thắt lưng buộc bụng” mà chính quyền nước này cam kết thực hiện để đổi lấy tiền tài trợ. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ mà đoàn công tác này cho thấy thâm hụt ngân sách của Athens chỉ giảm được từ mức 10,5% của năm 2010 xuống còn 8,5% trong năm nay. Trong khi đó, con số cam kết ban đầu là 7,6%.

Theo hãng tin BBC, kết quả này sẽ khiến Hy Lạp phải đối mặt với nguy cơ không nhận được khoản tiền tài trợ 8 tỷ euro (tương đương 10,9 tỷ USD) từ các nhà tài trợ và xa hơn là khả năng vỡ nợ trong tháng 11 tới.

Sự kiện này diễn ra ngay trước thềm cuộc họp của các Bộ trưởng tài chính châu Âu, diễn ra trong ngày hôm nay (3/10) để bàn về kế hoạch mở rộng quỹ cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ công. Trước đó, phần lớn các nền kinh tế thành viên, trong đó có Đức, đã chấp nhận kế hoạch này. Tuy vây, mọi nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa nếu Hy Lạp vỡ nợ.

Cũng trong tuần, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tổ chức họp bàn về các giải pháp chính sách trong thời gian tới vào ngày 6/10. Đây là cuộc họp cuối cùng của ECB diễn ra dưới chủ trì của Chủ tịch Jean-Claude Trichet trước khi ông này nghỉ hưu và được dự báo sẽ là nơi ECB công bố chính sách giảm lãi suất.

(Vnexpress)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Diện mạo nền kinh tế nước Nga vào giai đoạn mới
  • Tây Ban Nha, Italia gia hạn lệnh cấm bán khống
  • Pháp tăng đánh thuế người giàu
  • Toàn cầu hoá và những khó khăn của phương Tây
  • Gián điệp kinh tế hoành hành ở Pháp
  • Nga và Iran bàn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
  • Đức cương quyết phản đối chế độ trái phiếu chung
  • Giật mình