Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu

Một cuộc điều tra dư luận do Hãng tin BBC thực hiện với hầu hết các nhà kinh tế hàng đầu cho thấy suy thoái sẽ trở lại khu vực châu Âu vào năm nay.

1/5 trong số các nhà kinh tế hàng đầu được thăm dò ý kiến cho rằng khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) sẽ không tồn tại dưới dạng liên minh 17 thành viên hiện tại trong khi 30-40% dự đoán tới khả năng tan rã của eurozone.

Cuộc thăm dò dư luận được thực hiện với 34 nhà kinh tế hàng đầu của Anh và châu Âu này cũng tiết lộ rằng hầu hết các nhà kinh tế dự đoán tỷ lệ lãi suất của Anh vẫn ở mức 0,5% trong năm tới. Nghiêm trọng hơn, trong số 27 người trả lời thì 25 người khẳng định rằng suy thoái sẽ trở lại châu Âu trong năm nay.

Liên minh chặt chẽ hơn

Tăng trưởng tại châu Âu đã chậm lại trong những tháng gần đây khi khủng hoảng nợ khu vực eurozone đã buộc các chính phủ phải ‘thắt lưng buộc bụng” và niềm tin vào các thị trường tài chính toàn cầu cũng trở nên suy yếu. Nền kinh tế khu vực eurozone có tăng trưởng 0,2% từ tháng 6 đến tháng 9 trong khi 27 nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng chung 0,3%.

Chính phủ thắt lưng buộc bụng đã làm suy yếu tăng trưởng
và gây ra rất nhiều sự giận dữ trên khắp châu Âu

Các chính trị gia đã nỗ lực giải quyết khủng hoảng, bao gồm một thỏa thuận để tiến tới các mối quan hệ gần gũi hơn giữa các thành viên EU nhưng các thị trường vẫn chưa được thuyết phục rằng các giải pháp họ áp dụng là đủ. Cuộc khủng hoảng kéo dài càng lâu thì nguy cơ châu Âu trở lại suy thoái càng lớn.

“Nỗi đau thâm hụt”

Tăng trưởng tại Anh trong suốt quý II là 0,6%. Tuy nhiên, tăng trưởng trong 3 tháng trước là không đổi. Nhóm CBI khảo sát thị trường Anh cho rằng năm 2012 có thể là khởi đầu của một tương lai thịnh vượng hơn nếu “nỗi đau thâm hụt” qua đi nhanh chóng. Theo ông John Cridland của CBI, khủng hoảng khu vực eurozone tạo ra một mối đe dọa lớn tới nền kinh tế Anh bởi vì 40% xuất khẩu của Anh được tiêu thụ tại thị trường này. Ông Cridland cũng cho biết thêm, quá trình hồi phục còn loạng choạng và khủng hoảng nợ không ngừng là những yếu tố nhắc nhở rõ ràng về nhu cầu tái cân bằng nền kinh tế Anh trước nợ chính phủ và hộ gia đình.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Dân ngân hàng Thụy Sỹ tan giấc mộng triệu phú
  • Nông nghiệp Israel, kỳ tích trên hoang mạc
  • Tây Ban Nha: Hiểm họa từ ế đọng bất động sản
  • Máu cá voi nhuộm đỏ quần đảo Faroe
  • Anh là nước có nhiều người béo phì nhất châu Âu
  • Người Ai Cập muốn một cuộc cách mạng kinh tế
  • Nợ công châu Âu: Tiến thoái lưỡng nan về chính sách
  • 10 ngân hàng yếu nhất châu Âu