Những lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái kép đã bị lu mờ sau khi Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh (ONS) ngày 26/10 công bố số liệu cho thấy tăng trưởng GDP của nước này trong quý 3/2010 đạt 0,8%, cao gấp đôi so với dự báo của các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó.
Các số liệu của cho thấy kinh tế Anh tăng trưởng chủ yếu nhờ ngành công nghiệp xây dựng, với mức tăng 4% trong quý 3/2010. Ngoài ra, khu vực dịch vụ và các ngành công nghiệp cũng tăng 0,6%.
Dù mức tăng GDP trong quý ba vẫn thấp hơn mức tăng 1,2% của quý trước, song đây là tín hiệu tốt đối với chính phủ liên minh của Anh khi đang phải thực thi cam kết cắt giảm mạnh chi tiêu. Các nhà kinh tế cho rằng mức tăng GDP này cho thấy kinh tế Anh có sức chịu đựng tốt hơn so với những lo ngại trước đó, song trong những tháng tới có thể sẽ chậm lại.
Cùng ngày, cơ quan đánh giá tín dụng Standard & Poor's (S&P) cũng đã nâng mức đánh giá triển vọng kinh tế Anh từ "tiêu cực" lên "ổn định." Cơ quan này cũng dự báo thâm hụt ngân sách của Anh sẽ giảm xuống còn 3% GDP vào năm 2014, thấp hơn so với 4% GDP được dự báo trước đó.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho rằng đánh giá của S&P là "lá phiếu niềm tin" đối với các chính sách kinh tế của Chính phủ Anh./.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Bóng mây u ám của cuộc bãi công ở Pháp vẫn chưa tan, khu vực đồng euro vẫn không ngừng biến động, các quốc gia đang nỗ lực hết mình nhằm tìm kiếm con đường thoát khỏi khủng hoảng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy có kế hoạch rà soát trên quy mô lớn đối với hệ thống thuế của nước này trong 6 tháng đầu năm tới, trong đó tập trung vào thuế đánh vào lĩnh vực vốn.
Dù được cứu trợ nhiều tỷ đôla Mỹ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) hồi quý 2 vừa qua, Hy Lạp cũng như nhiều nước phương Tây khác vẫn chưa tìm ra đáp án hiệu quả cho bài toán thâm hụt ngân sách.
Nhằm phá thế độc quyền vận chuyển đường sắt qua đường hầm xuyên eo biển Manche của Pháp, ngày 13/10, Đức đã cho chạy thử nghiệm lần đầu tiên tàu cao tốc ICE3 do Hãng Siemens chế tạo và thuộc quyền khai thác của Công ty Deutsche Bahn, trên tuyến đường sắt qua đường hầm Channel nối liền Pháp và Anh.
Đúng 3 giờ 33 phút sáng 14/10 (GMT), anh Manuel González - đội trưởng đội giải cứu 33 thợ mỏ bị kẹt sau vụ sập hầm tại Copiapó, Chile đã trở lên mặt đất an toàn, chính thức khép lại chiến dịch giải cứu hoàn hảo.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.