Sau “cuộc họp ngoại giao hamburger” cách đây không lâu giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, quan hệ Mỹ - Nga đã có dấu hiệu khởi sắc, nhưng mới đây lại xảy ra vụ bê bối gián điệp, đã khiến quan hệ hai nước Mỹ - Nga thụt lùi và cũng khiến cam kết thúc đẩy Nga gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO gặp trở ngại.
Nga – nền kinh tế lớn thứ 6 và là quốc gia thương mại lớn thứ 15 trên thế giới, cũng là một nước thành viên G20 chưa gia nhập vào WTO với 153 nước thành viên, điều này khiến người ta lúng túng. Trong khi đó, Ukraine đã trở thành một nước thành viên của WTO từ năm 2001, còn Nga thì phải chịu đựng một cuộc hành trình gian nan kéo dài tới 17 năm.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn quá sớm để mở champagne ăn mừng. Ở cấp độ chính trị, trở ngại chính để Nga gia nhập WTO là Gruzia. Một nước thành viên có quyền phủ quyết một người gia nhập mới. Năm 2006, Gruzia đã thu hồi lá phiếu tán thành được coi là nước đề cử của Nga, nhằm phản ứng lại trước việc Nga cấm nhập khẩu rượu nho từ nước này; Cuộc chiến năm 2008 càng tăng cường quyết tâm của Gruzia. Liệu Washington có thể dễ dàng hạ lệnh khiến Gruzia từ bỏ lập trường đối lập hay không? Đây là một dấu hỏi lớn.
Tại Mỹ cũng có trở ngại, đặc biệt là luật sửa đổi “Jackson-Vanik”. Dự luật này được thành lập vào năm 1947, nhằm lợi dụng các quy tắc thương mại để gây sức ép cho Nga, yêu cầu cho phép người dân xuất ngoại tự do hơn. Đối với Nga, việc bãi bỏ luật sửa đổi “Jackson-Vanik” sẽ là một tín hiệu quốc gia này không bị coi là đối thủ của cuộc Chiến tranh lạnh. Nhưng luật pháp Mỹ không thể dựa vào mệnh lệnh của chính phủ mà bãi bỏ, người của Đảng Cộng Hòa cũng không thể phối hợp để thay đổi luật này.
Nhưng, trở ngại nghiêm trọng nhất là về mặt kinh tế, đặc biệt là từ chính bản thân nước Nga. Việc gia nhập WTO sẽ giảm bớt những rào cản mà ngành xuất khẩu Nga phải đương đầu, đồng thời tăng sự cạnh tranh và đầu tư nước ngoài. Trong một bài luận văn mới đây, ông David Tarr và bà Natalya Volchkova của Học viện kinh tế mới Moscow đã đánh giá rằng, việc gia nhập WTO sẽ nâng GDP của Nga lên 3,3%/năm, thậm chí có thể đạt trên 11%. Song, phần lớn sự tăng trưởng sẽ bắt nguồn từ hiệu ứng gia tăng cạnh tranh, chứ không phải là sự gia tăng của xuất khẩu. Đây là bởi vì các quy tắc của WTO không thích hợp với dầu mỏ và khí đốt, mà việc xuất khẩu hai mặt hàng này đã chiếm tới 2/3 tổng xuất khẩu của Nga.
Ngoài ra, phần lớn sự tăng trưởng sẽ giúp các nhà đầu tư được lợi, hơn nữa việc chi phối các ngân hàng và các doanh nghiệp bản địa trên thị trường viễn thông của Nga sẽ phải trả giá. Các công ty này vẫn đang vận động chính phủ đừng gia nhập WTO. Ông Tarr và bà Volchkova còn thẳng thắn cho rằng, gia nhập WTO có thể cản trở Nga thúc đẩy nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, bởi vì các phép tắc ưu thế hơn sẽ khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào dầu mỏ khí đốt, nhưng các quy tắc WTO sẽ lại hạn chế nước này bảo hộ các ngành sản xuất cũ, đồng thời lợi dụng ngành chế tạo phát triển hơn và khả năng nền tảng khoa học công nghệ cao.
Ngoài ra, người dân Nga không mấy quan tâm đến việc gia nhập WTO. Điều tra dân ý mới nhất của Trung tâm Leveda cho thấy, chỉ có 49% số người được hỏi cho rằng, gia nhập WTO phù hợp với lợi ích của Nga. Chính phủ Nga cũng lưu ý, sẽ không mượn cớ cho phe đối lập của Đảng Cộng sản và những người theo chủ nghĩa dân tộc, để họ chỉ trích chính phủ bán lợi ích của Nga cho các nhà tư bản phương Tây.
Nga vẫn đang chần chừ do dự, trên mức độ nhất định, điều này đã giải thích cho câu hỏi vì sao cuộc hành trình xin gia nhập lại kéo dài như vậy. Năm 2006, Mỹ đã phần nào chấp nhận đơn xin của Nga, nhưng cuộc hành trình này vẫn bị rơi vào sự đình trệ bởi một vài vấn đề mang tính chi tiết như sự giám sát dịch vụ tài chính, quyền sở hữu trí tuệ, kiểm duyệt thực phẩm…Trong một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4/2009, các bên đều đã đồng ý giải quyết mọi vấn đề trước cuối năm, nhưng đến tháng sau, Thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố thành lập Liên minh thuế quan với Belarus và Kazakhstan, hành động này dường như đã phá hỏng đơn xin gia nhập WTO của Nga. Tháng 1 năm nay, chuyện Nga cấm nhập khẩu thịt gà từ Mỹ cũng khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, tháng 4/2010, Nga tuyên bố, bất chấp việc đã kết Liên minh thuế quan, nhưng bản thân nước này vẫn đang tìm cách gia nhập tổ chức WTO. Tại hội nghị ở Washington, nước này còn đạt thỏa thuận với Mỹ về thủ tục kiểm duyệt thịt gà mới, điều này dường như đã gạt bỏ trở ngại cho cuộc đàm phán gia nhập WTO. Song, trừ phi đợi cho đến khi các bậc anh tài trong giới thương nhân (có lẽ bao gồm cả TTg Putin) của Nga có thể bị thuyết phục: Gia nhập WTO phù hợp với lợi ích quốc gia, cũng phù hợp với lợi ích của bản thân họ, thì việc gia nhập WTO của Nga mới có thể thành công.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com