Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga thỏa thuận quan hệ đối tác mới với EU

Nga và Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ ký kết một lộ trình cung cấp khí đốt thiên nhiên đến 2050.

Thủ tướng Putin bắt đầu tham gia thảo luận về thỏa thuận đối tác mới giữa Nga và EU cũng như sự gia nhập của Nga vào WTO tại Brussels ngày 23/2.
 
Trong chuyến công du 2 ngày, ông Putin dự kiến sẽ đàm phán với 12 lãnh đạo cấp cao EU, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman van Rompuy.
 
“Cuộc đàm phán sẽ tập trung vào thỏa thuận đối tác mới Nga-EU và những dự án quan trọng trong hợp tác thương mại, kinh tế và năng lượng”, phát ngôn viên Chính phủ Nga nói.
 
Đặc phái viên Fernando Valenzuela của Eu tại Moscow cho biết, Liên minh châu Âu hy vọng sẽ có buổi thảo luận đạt hiệu quả với Thủ tướng Nga Putin, đánh dấu “một bước tiến tích cực đáng kể” trong quan hệ của khối 27 nước thành viên với Nga.
 
Tuy nhiên, đặc phái viên Valdimir Chizhov của Nga tại EU ngày 21/2 cho rằng, cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Putin và các đối tác châu Âu có thể sẽ không hoàn toàn thuận lợi.
 
Theo ông Chizhov, cuộc đàm phán về thỏa thuận đối tác mới sẽ không hoàn tất cho tới khi Moscow gia nhập tổ chức thương mại thế giới với 153 quốc gia.
 
Thoả thuận Nga-EU trước đó đã hết hiệu lực từ năm 2007, song được tự động gia hạn. Cuộc chiến Nga-Georgian hồi tháng 8/2008 đã khiến các nhà lãnh đạo EU đóng băng quan hệ với Nga đến tháng 12 năm đó.
 
Chính phủ Nga hiện vẫn tiếp tục đàm phán với 12 quốc gia thuộc WTO cung cấp các sản phẩm thịt vào thị trường Nga. Trưởng phái đoàn Nga Maxim Medvedkov cho biết, cuộc đàm phán có thể sẽ hoàn tất trong khoảng tháng 5-6/2011.
 
Một vấn đề quan trọng khác được đưa ra thảo luận trong ngày 23/2 sẽ là hợp tác năng lượng giữa Nga và Liên minh châu Âu.
 
Lãnh đạo công ty năng lượng độc quyền Gazprom của Nga ngày thứ Hai cho biết, Nga và EU có thể sẽ ký kết một lộ trình cung cấp khí đốt thiên nhiên đến 2050.
 
Gazprom sẽ tìm cách làm rõ “gói chương trình thứ ba” của EU nhắm vào thị trường năng lượng tự do, sẽ có hiệu lực tại các nước thành viên EU vào tháng 3 tới. Gazprom cung cấp 1/4 sản lượng khí đốt vào thị trường EU, phản đối mạnh mẽ chương trình này, cho rằng chương trình sẽ tước đoạt vốn đầu tư hệ thống vận chuyển khí đốt.

(dvt)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl