Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga tiến vào thị trường năng lượng châu Á-Thái Bình Dương

Chuyến tàu chở dầu thứ 200 sang thị trường châu Á-Thái Bình Dương, xuất phát từ Công ty "Sakhalin Energy", một công ty của Nga chuyên khai thác dầu khí ở thềm lục địa biển Okhot, đã cập cảng Hàn Quốc, ngày 23/7.

Nhằm đa dạng hóa thị trường năng lượng của mình, Nga đã và đang tích cực tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vốn được đánh giá là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều tiềm năng.

Hiện nhiều hãng chế biến dầu mỏ và công ty năng lượng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Thái Lan đều mua “vàng đen” của Công ty “Sakhalin Energy” để sản xuất dầu xăng, dầu lửa, nhiên liệu điêden và nhiên liệu cho ngành hóa học.

Tiềm năng xuất khẩu năng lượng của Liên bang Nga sẽ tăng đáng kể sau khi dầu mỏ khai thác ở Đông Sibiri bắt đầu được vận chuyển qua đường ống đến biên giới với Trung Quốc và đến bờ Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ dự án này, Nga và Trung Quốc đã hợp tác xây dựng xí nghiệp chế biến dầu mỏ và thành phố cảng ở ngoại ô Vladivostok, phục vụ những tàu chở dầu cỡ lớn có thể vận chuyển gần 300.000 thùng dầu.

Về khí đốt, các nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất của “Sakhalin Energy” là Nhật Bản, Hàn Quốc và trong tương lai cả Mỹ. Nga đang thực hiện những đề án lớn hóa lỏng khí đốt, trong đó phải kể đến dự án xây dựng xí nghiệp sản xuất khí hóa lỏng tại mỏ khí Shtokman và trên bán đảo Yamal.

Ngoài ra, Nga và Trung Quốc cũng đang đàm phán về dự án xây dựng đường ống dẫn khí từ lãnh thổ Nga và hai bên đều hy vọng mùa Thu năm nay sẽ thảo ra công thức thanh toán giá khí đốt mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được./.

(Theo TTXVN)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Kinh tế Đức và Pháp thoát suy thoái
  • Nga - Hàn bàn việc xây ống dẫn khí đốt qua Triều Tiên
  • Italia: Ra luật cứu nền kinh tế
  • Phụ nữ ở Đức ngày càng "lười" sinh con
  • Nga: Phá giá đồng RUB sẽ giúp kinh tế thoát khỏi khó khăn
  • Anh cảnh báo uy tín của NATO sẽ bị giảm sút vì cuộc chiến ở Afghanistan
  • Nga-Ukraina: ăn miếng trả miếng
  • Ukraine dự trữ khí đốt đối phó với Nga trong cuộc chiến năng lượng