Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành xe hơi Đức chia rẽ nội bộ vì khủng hoảng

Trong khi hãng Opel tái khẳng định việc cần được chính phủ giải cứu thì hai hãng xe hạng sang BMW và Volkswagen lại không muốn.
 

Opel đang gặp khó khăn. Ảnh: Reuters

Opel, một bộ phận của gã khổng lồ General Motors, có thể sẽ cắt giảm ít nhất 3.500 nhân viên nếu chính phủ không giải cứu, CEO của GM Europe ông Carl-Peter Forster khẳng định.

Trước đó, việc cắt giảm lương đã được thực hiện. Phát biểu trên nhật báo Bild Zeitung, ông cho biết: "Việc đầu tiên phải làm là 3.500 người mất việc. Đây là điều chúng tôi không muốn".

Saab, Opel và Vauxhall là các nhãn hiệu của GM tại châu Âu với tổng cộng 55.000 nhân viên, trong đó Opel có quy mô lớn nhất với 26.000 công nhân.

Hiện GM cũng đang đàm phán với Chính phủ các nước Bỉ, Anh và Tây Ban Nha, nơi Opel có các nhà máy để nhận được hỗ trợ từ chính quyền.

Ông Forster cho biết: "Chúng tôi cần 3,3 tỷ euro. Với sự hỗ trợ này, chúng tôi tin có thể đưa hãng hoạt động có lời trong tương lai". 

Ngược lại, người đứng đầu hãng xe hạng sang của Đức BMW, ông Norbert Reithofer phát biểu trên Financial Times lại cho rằng, việc chính phủ can thiệp sẽ có thể gây ra sự phân biệt trong ngành xe hơi châu Âu.

Tương tự, người đứng đầu hãng Volkswagen, hãng xe lớn nhất châu Âu, cũng phản đối việc Chính phủ Đức đáp ứng yêu cầu của Opel.

Hiện Chính phủ Đức vẫn đang ưu tiên tập trung giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chính thay vì ngành công nghiệp xe hơi khi tán thành gói giải cứu ngành ngân hàng lên tới 480 triệu euro. 

( Theo TPO/AP/Reuters)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Người Nga đánh giá cao Tổng thống Đ. Mét-vê-đép
  • Liên minh châu Âu: Nỗ lực đẩy lui “bức màn sắt”
  • Tây EU không cứu Đông EU
  • Cựu tỷ phú Nga ra tòa
  • EU cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
  • Hàn gắn mối quan hệ Nga-Mỹ
  • Tây Âu chi 31 tỷ USD cứu các ngân hàng Đông Âu
  • 2009 là năm "khó khăn" với nền kinh tế Nga