"Năm tới, Đức - một kiến trúc sư của kế hoạch thắt lưng buộc bụng, sẽ bầu cử. Nếu cả Thủ tướng Angela Merkel hiện nay phải ra đi, một lần nữa sau thời kỳ cao điểm vào cuối năm 2011, các chuyên gia kinh tế lại đang nghĩ tới những giải pháp chuẩn bị cho sự tan rã của đồng tiền chung châu Âu.
Hy Lạp - quân domino đầu tiên?
Kết quả các cuộc bầu cử tại Pháp và Hy Lạp vừa qua đã cho thấy tâm lý bất bình chung của người dân châu Âu hiện nay và thể hiện sự quay lưng của các tầng lớp nhân dân đối với chính sách khắc khổ mà khu vực này đang áp dụng. Do đó, chính sách tài chính hiện nay khó có thể tiếp tục, nguy cơ vỡ nợ của EU đang hiển hiện.
Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Trung Quốc, Tào Viễn Chính: "Khi Hy Lạp, Pháp nới lỏng chính sách tài chính thắt chặt, nguy cơ vỡ nợ của EU ngay lập tức sẽ xảy ra. Bởi vì hai nền kinh tế này tháng nào cũng có nợ phải trả và hiện đang ở trong tình trạng thu không đủ bù chi, nếu không có kế hoạch thặt chặt chi tiêu như hiện nay thì các gói cứu trợ của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và IMF sẽ không được thực thi. Lúc đó, Hy Lạp và Pháp đành phải dựa vào việc vay nợ mới để trả nợ cũ. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, rất khó có nhà đầu tư nào chịu cho Hy Lạp hoặc thậm chí là Pháp vay.
Tổng giám đốc Credit Suisse cũng cho rằng "nguy cơ nợ công EU đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Bởi năm tới, Đức - một kiến trúc sư khác của kế hoạch thắt lưng buộc bụng, sẽ bầu cử. Nếu cả Thủ tướng Angela Merkel hiện nay phải ra đi, khả năng EU giải thể sẽ tăng cao. Một khi EU giải thể, đồng Đức sẽ tăng giá mạnh, ngành công nghiệp Đức chịu tác đông lớn, kinh tế sẽ suy thoái. Còn đồng tiền các nước khác sẽ bị mất giá, tiền vốn nối đuôi nhau chảy ra nước ngoài, kinh tế EU khó mà phục hồi được".
![]() |
Nếu Hy Lạp yêu cầu đàm phán lại kế hoạch giải cứu của EU đồng nghĩa với khả năng phải ra khỏi khối đồng tiền chung. Còn ở Tây Ban Nha, để có thể triển khai được đồng bộ những cải cách và cắt giảm ngân sách, lựa chọn duy nhất của chính phủ nước này hiện nay, cần phải có một nguồn cung tài chính ổn định và duy trì niềm tin của giới đầu tư nước ngoài. Để giữ được Hy Lạp trong khối Euro và không để hiệu ứng sụp đổ dây chuyền xảy ra, chính phủ các nước trong Eurozone phải đảm bảo cho tương lai của Hy Lạp trong khối và nhận thức rằng sự ra đi của Hy Lạp sẽ là một thảm họa.
Đó sẽ không chỉ là một thảm họa với chính người dân Hy Lạp mà là với cả khu vực. Trước tiên, điều kiện sống của người dân tại xứ sở các vị thần sẽ lao dốc, cùng với đó là sự bất ổn chính trị gia tăng khi các đảng phái cực đoan thắng thế trên chính trường. Sự phân rã của Hy Lạp sẽ là minh chứng cho sự thất bại của châu Âu trong kế hoạch xây dựng một ngôi nhà chung cho khu vực mà đồng euro là một biểu tượng. Cùng với đó là sự chia rẽ Tây - Nam Âu sẽ gia tăng bởi tiếng nói phản đối sự thống trị của Tây Âu tại các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha đang ngày càng lớn hơn.
Kịch bản nào cho tình huống xấu?
Làm thế nào mà sự sụp đổ của khối Eurozone sẽ không khiến các quốc gia khác lâm vào cuộc khủng hoảng như tại chính khu vực này? Đối mặt với tình hình hiện nay, nhiều nhà kinh tế học, chuyên gia kinh tế đã tính tới kịch bản sụp đổ này và đề ra một số giải pháp cho Lục địa già.
Chia tách châu Âu: Khối Bắc Âu và Khối Nam Âu
Roger Bootle chuyên gia về châu Âu của Phòng nghiên cứu kinh tế của Anh Capital Economics cho rằng các nước Bắc Âu, gồm Đức, Áo, Hà Lan, Bỉ và Phần Lan sẽ tiếp tục sử dụng đồng tiền chung châu Âu và lập nên một "khối Bắc Âu" nhằm duy trì sự sống của đồng tiền này. "Đây là những nước duy nhất hiện nay có thể đáp ứng được các tiêu chí về mặt kinh tế", Roger Bootle nói.
Các quốc gia Nam Âu khi đó sẽ quay trở lại với đồng nội tệ trước đây của mình, điều có thể giúp họ giành lại được nhanh chóng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Riêng với trường hợp của Pháp, nền kinh tế thứ 2 châu Âu này có thể mong muốn ở lại Eurozone nhưng với chính sách tương lai của chính quyền mới của TTh Hollande, khó có thể dự đoán được nền kinh tế này sẽ đi đến đâu và liệu có đáp ứng được các tiêu chuẩn tài chính khắt khe của khối.
Thành lập hai đồng tiền chung
Nhà đầu tư tư nhân Catherine Dobbs lại đề ra một kịch bản mang tính "đoàn kết" hơn là thay thế đồng euro bằng hai đồng tiền chung khác có giá trị khác nhau. Một đồng tiền mạnh được lưu hành tại các nền kinh tế ở Bắc Âu, và đồng tiền chung còn lại được các nền kinh tế yếu hơn sử dụng. Trong thời điểm chuyển giao, các nước châu Âu sẽ phải trải qua một thời kỳ hỗn loạn nhất định về tỷ giá chuyển đổi của đồng tiền cũ và mới, đặc biệt là nguy cơ dòng tiền sẽ rút khỏi các nền kinh tế yếu. Khi đó, một số nước như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ không còn ý định gửi tiền vào các tài khoản tại Đức để hưởng lãi suất chênh lệch lớn.
Đức và kế hoạch bí mật
Neil Record giám đốc quản lý tiền mặt của một quỹ đầu tư Anh, một chuyên gia trong lĩnh vực trao đổi tiền tệ cho rằng Đức cần tự triển khai một lực lượng bí mật chịu trách nhiệm chuẩn bị cho kế hoạch ra đi của đồng euro và sự hồi sinh đồng Mark. "Nếu một nước ra khỏi eurozone, đồng tiền chung duy nhất của châu Âu sẽ mất đi độ tin cậy và các nhà đầu tư sẽ không thể tiếp tục đặt niềm tin vào Eurozone", ông này cho biết. Do vậy, Đức với tư cách là nền kinh tế hàng đầu khu vực nên chuẩn bị trước các bước cho cái chết của đồng euro và không nên cho nước nào biết để đảm bảo tính bí mật cho kế hoạch này. Bởi vì "nếu thị trường biết rằng châu Âu đang chuẩn bị kết liễu đồng Euro, chắc hẳn sẽ có một làn sóng hoảng loạn không thể lường hết", vị giám đốc này khẳng định.
ECU-2s
Hai chuyên gia của Ngân hàng đầu tư Nhật Bản Normura, Jens Nordvig và Nick Firoozye đánh giá rằng vấn đề cơ bản khi đồng euro phải rũ áo ra đi chính là khoảng 10 tỷ euro giá trị hợp đồng giữa chính phủ các nước thành viên Eurozone đang có với giới đầu tư quốc tế. Đầu tiên cần phải kiểm soát được làn sóng hoảng loạn đến từ một nước thành viên rút khỏi khối hoặc việc tan rã của cả khối sử dụng đồng euro. Để làm được điều này, hai chuyên gia trên kêu gọi thành lập một đồng tiền quốc tế chung, ECU-2s, để thay thế đồng euro trong thực thi các hợp đồng quốc tế. Xa hơn đó là việc các quốc gia quay về với đồng tiền riêng sẽ không ảnh hưởng tới những cam kết kinh tế mà khu vực eurozone có với thế giới. Điều này sẽ hạn chế ảnh hưởng của một cơn địa chấn đối với thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, Phó giám đốc Jonathan Tepper, một chuyên gia kinh tế lạc quan tin rằng sự ra đi của đồng Euro không phải là một vấn đề lớn. Bởi ông cho rằng những tiền lệ trong lịch sử khi xảy ra sự tan rã của một khối kinh tế, chính trị lớn, như Liên Xô cũ trước đây hay xa hơn là Đế chế Áo - Hung, cũng đều không dẫn tới sự hoảng loạn thái quá về kinh tế. Khó khăn chính là với một số nền kinh tế gặp khó khăn phải rời bỏ đồng euro như Hy Lạp hay Bồ Đào Nha sẽ không thể trả nổi nợ của mình và phải phá giá đồng tiền để lấy lại sức cạnh tranh. Khi đó, rõ ràng là những nước này sẽ quay trở lại đồng nội tệ trước đây, các khoản nợ cũng cần phải được xóa bỏ.
-------------------
Tác giả: A Vũ (Tổng hợp) // Nguồn: VEF
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com