Chiến lược năng lượng của Nga vừa thêm bước tiến quyết định khi cùng Áo ký kết Hiệp định về dự án Xây dựng đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Nam" vào cuối tuần qua.
Sơ đồ đường ống dẫn khí mang tên “Dòng chảy phương Nam”.
Sau một loạt nước Bulgaria, Serbia, Hungary, Hy Lạp, Slovenia và Croatia, Áo là điểm đột phá cuối cùng để Cremli có thể bắt tay vào dự án đầy tham vọng này. Như vậy, cùng với "Dòng chảy phương Bắc" - dự kiến hoàn thành vào năm 2012, "Dòng chảy phương Nam" - dự kiến hoàn thành vào năm 2015, sẽ giúp Nga củng cố và tăng cường vị thế là nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho châu Âu, nhất là khi cơn khát nhiên liệu đang tới gần và gõ cửa từng nền kinh tế công nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, bước tiến của Nga lại khiến dự án đường ống dẫn khí Nabucco của châu Âu lâm vào khó khăn vì khi hoàn thành sẽ thiếu hẳn một yếu tố quan trọng: nguồn cung.
Được triển khai từ giữa năm ngoái với sự tham gia của Áo, Bulgaria, Hungary, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ, tuyến đường ống dẫn khí quy mô lớn mang tên Nabucco - được gọi hết sức ưu ái là Hành lang phía Nam - con đường "tơ lụa" mới, với hy vọng đem khí đốt từ biển Caspian và Trung Đông qua Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Nhưng Nabucco sẽ thu gom khí đốt từ những nước nào vẫn còn là câu hỏi chưa có đáp án cuối cùng. Đối với châu Âu, phương án lấy khí đốt khả dĩ nhất là từ Turkmenistan và Iran, nhưng hai quốc gia này lại đang chịu ảnh hưởng của Nga.
Đương nhiên, Nabucco sẽ không thể để ống trống rỗng sau khi hoàn thành. Và Nabucco có thể thu mua khí từ các quốc gia Trung Á khác như Azerbaijan, Kazakhstan hay cả Iraq và Ai Cập, nhưng Iran và Turkmenistan lại giữ vai trò lớn nhất nhờ trữ lượng khí đốt khổng lồ. Vì thế, trong thời gian tới, để đổ đầy 31 tỷ mét khối khí đốt/năm cho "đường ống trong mơ" - dự kiến hoàn thành vào năm 2014 - các nước châu Âu phải thuyết phục bằng được các "đại gia" về "vàng xanh" đổ khí đốt vào đường ống này. Thế nhưng, có đến 30 tỷ mét khối khí đốt từ Trung Á đang dành cho Nga/năm nhờ những hợp đồng ký trước. Turkmenistan cũng đã ký hợp đồng thời hạn 30 năm bán cho Trung Quốc 40 tỷ mét khối khí đốt/năm. Lượng khí đốt này sẽ được cung cấp vào đường ống dài 7.000km đi từ Turkmenistan qua Trung Quốc. Với "dòng chảy" quy mô đã được an bài như vậy thì dù có muốn, Ashgabat cũng khó "đào" thêm khí đốt để bơm cho Nabucco. Còn với Iran, sau những căng thẳng với phương Tây liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này, khả năng Teheran cung cấp khí đốt ổn định cho Nabucco là rất bấp bênh.
Ngược lại, những khó khăn liên quan đến dự án Nabucco lại tạo thêm lợi thế cho Nga trong cuộc đua trên thị trường năng lượng khi “Dòng chảy phương Bắc” - dài 1.200km xuyên qua biển Baltic tới tây Bắc Âu và “Dòng chảy phương Nam” - dài gần 900km xuyên qua Biển Đen tới Balkan đang từ từ "cán đích". Sự xuất hiện của hai hệ thống đường ống mới, với khả năng cung cấp trên 100 tỷ mét khối cho châu Âu vào năm 2020 cho thấy cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm kiểm soát nguồn cung đang là rào cản khó vượt với các nước phương Tây trong nỗ lực tìm kiếm sự độc lập về khí đốt với Moscow. Chắc chắn trong thời gian tới, Nga sẽ không để khu vực Caspian - một "cái rốn năng lượng" của thế giới với trữ lượng dầu mỏ là 32,8 tỷ tấn, trữ lượng khí đốt là 18.000 tỷ mét khối - rơi khỏi tầm ảnh hưởng.
Hiện tại, châu Âu tiêu thụ khoảng 600 tỷ mét khối khí đốt/năm. 30 năm tới, nhu cầu về món hàng này của châu Âu sẽ tăng 30%. Trong bối cảnh như vậy, nước cờ "năng lượng" của Nga: “Dòng chảy phương Nam” sẽ không chỉ khiến dự án Nabucco lâm vào thế của một dự án "treo" mà còn khiến các quốc gia khát năng lượng ở Lục địa già tiếp tục phải nhìn nhận Moscow như là một nhà cung cấp nhiên liệu không thể thiếu.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Ít nhất có hai hành khách đã có mặt trong buồng lái khi chiếc máy bay chở tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski hạ cánh bất thành, và một số người khác đã nói chuyện điện thoại di động làm ảnh hưởng đến an toàn bay.
Ngày 25/5, Chính phủ các nước Anh, Pháp, Italy và Đan Mạch đã triển khai một loạt biện pháp khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, trong đó tập trung chủ yếu vào cắt giảm chi tiêu công, tăng thuế, điều chỉnh tuổi về hưu và lương người lao động trong khu vực nhà nước.
Sau hàng loạt quốc gia châu Âu, đến lượt Ý công bố kế hoạch thắt lưng buộc bụng trị giá 24 tỉ euro (gần 30 tỉ USD) để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công đã nhấn chìm Hi Lạp và đe dọa các nước khu vực. Dân châu Âu đã bắt đầu nhìn tương lai với sự bi quan và cay đắng.
Báo Ba Lan Rech Pospolita hôm 26-5 dẫn lời một quan chức Ba Lan, Trưởng đoàn điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay nói vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Smolensk (Nga) hôm 10 - 4 vừa qua là do lỗi của phi hành đoàn.
Tân Hoa xã tại Helsinki (Phần Lan) ngày 27/5 đưa tin, Thủ tướng nước Phần Lan - Matti Vanhanen hôm qua đã có buổi gặp mặt với Thủ tướng Nga Vladimir Putin tại Lappeenranta, thành phố miền đông Phần Lan, hai bên đã ký thỏa thuận thuê kênh đào Saimaa với thời hạn 50 năm.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.