Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Pháp hối thúc hành động ngăn khủng hoảng lương thực tiếp diễn

 Theo Tổng Thống Pháp, sự thiếu minh bạch trên thị trường nông sản toàn cầu đang tăng biến động giá và đe dọa tới sản lượng lương thực toàn cầu.

Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng thế giới phải hành động để tránh cuộc khủng hoảng lương thực tiếp theo. Tuyên bố được đưa ra trong khuôn khổ cuộc họp của các Bộ trưởng Nông nghiệp G20 tại Paris.

Trước hội nghị, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp phát biểu rằng giới lãnh đạo thế giới có thể tạo ra "thế ký của đói nghèo" nếu không thống nhất được các quy định mới về nguồn cung thực phẩm.

Pháp hiện giữ vai trò chủ tịch G20, muốn có cơ sở dữ liệu tập trung về mùa vụ, giới hạn lệnh cấm xuất khẩu, quy định thị trường quốc tế, kho dự trữ khẩn cấp và kế hoạch tăng sản lượng toàn cầu.

Ông Sarkozy nói: "Chúng ta phải hành động, và hành động cùng nhau. Thế giới đang dõi theo các bạn."

Giá lúa mì tăng gấp đôi trong năm qua khi Nga và Ukraine hạn chế xuất khẩu do hạn hán, góp phần đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên mức cao kỷ lục. Theo World Bank, giá thực phẩm cao khiến hơn 44 triệu người rơi vào đói nghèo kể từ tháng 6.

Liên Hiệp Quốc ước tính, các nước sẽ chi 1.290 tỷ USD để nhập lương thực trong năm nay, cao nhất từ trước đến nay và hơn 21% so với năm 2010.

Các nước G20 chiếm khoản 65% đất nông nghiệp và 77% sản lượng ngũ cốc toàn cầu.

(gafin)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Châu Âu cần tăng cường hội nhập kinh tế
  • Chính phủ Hy Lạp vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
  • IMF cảnh báo Nga: Cải tổ hay suy thoái
  • Thuế xanh châu Âu có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại
  • Đức sẽ ngừng sử dụng điện hạt nhân vào 2022
  • Phần Lan và nỗi đau mang tên Nokia
  • Anh có thể mất mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất
  • Nga, Mỹ hợp tác phát triển điện nguyên tử