![]() |
Ngoại trưởng Nga (bên trái) trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ ở Geneva. |
Mỹ và Nga gần đây đã nhất trí khởi động các cuộc đàm phán về hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân mới. Quyết định này đã đánh dấu một sự khởi đầu mới trong quan hệ song phương vốn đã xấu đi rất nhiều kể từ sau Chiến tranh Lạnh do một loạt các cuộc tranh cãi, trong đó có kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu và kế hoạch mở rộng ra hướng Đông của NATO.
Người ta tin rằng quyết định khởi động các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí sẽ giúp lật một trang mới trong quan hệ Nga - Mỹ và mở đường cho hai nước tìm kiếm lập trường chung trong một loạt các vấn đề bất đồng khác giữa hai bên. Tuy nhiên, nếu chỉ đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán về vũ khí thì sẽ không đủ để phá vỡ lớp băng dày đang bao phủ quan hệ giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới này.
Tín hiệu tích cực từ Nga, Mỹ
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở Geneva hồi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết hai bên đã nhất trí về kế hoạch khởi động các cuộc đàm phán về một hiệp ước mới thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-1) sẽ hết hạn vào 5-12 tới.
"Chúng tôi dự định sẽ đạt được thoả thuận về một hiệp ước mới vào cuối năm nay. Đây là một trong những ưu tiên cao nhất của chính phủ chúng tôi," Ngoại trưởng Hillary phát biểu tại một cuộc họp báo.
START-1 được ký kết năm 1991 đã quy định hai cường quốc hạt nhân Nga và Mỹ phải cắt giảm số tên lửa của mỗi bên xuống còn 1.600 và số đầu đạn hạt nhân xuống còn khoảng hơn 6.000. Mặc dù đã được thông qua nhưng hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực.
Ngoại trưởng Hillary cho biết các cuộc hội đàm với người đồng cấp Lavrov về vấn đề kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân là “rất thực tế” và “rất cụ thể”, và rằng bà hy vọng cả hai bên đều mong muốn đạt được tiến bộ “mỗi ngày” trong vấn đề này.
Đề cập đến mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Mỹ, bà Hillary cho rằng sẽ phải mất một thời gian dài để thiết lập lại mối quan hệ giữa hai nước và tìm kiếm “sự tin cậy lớn hơn, sự tiến bộ nhiều hơn” trong quan hệ này.
"Đây là một sự khởi đầu mới không chỉ trong việc cải thiện mối quan hệ giữa Nga và Mỹ mà còn để dẫn dắt thế giới trong các vấn đề quan trọng," bà Hillary cho biết.
Ngoại trưởng Lavrov cũng đồng ý với phát biểu của Ngoại trưởng Hillary, nói thêm rằng: "Chúng tôi sẽ làm việc cùng với nhau trên tinh thần đối tác, thành thật và cởi mở."
Các nhà phân tích đều có chung nhận định rằng cuộc gặp ở
Cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng cũng được cho là nhằm đặt nền móng có cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dimitry Medvedev tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra vào tháng 4 tới ở thủ đô London.
Trước cuộc gặp giữa Ngoại trưởng hai nước Nga, Mỹ cũng đã có nhiều tín hiệu tích cực được các nhà lãnh đạo hai bên đưa ra, đem lại hy vọng về một tương lai tốt đẹp trong quan hệ giữa hai cựu đối thủ thời Chiến tranh Lạnh.
Kể từ khi lên nhậm chức hồi tháng 1, tân Tổng thống Obama đã trao đổi thư từ và có những cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Medvedev. Đây được xem là một tín hiệu mạnh mẽ chứng tỏ mong muốn của Mỹ trong việc hàn gắn các mối quan hệ với Nga. "Hy vọng của tôi là chúng ta có thể thiết lập một mối quan hệ có tính xây dựng, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung. Có như thế chúng ta mới có thể tiến lên phía trước," ông Obama phát biểu.
Trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Nga Sergey Ivanov bên lề Hội nghị An ninh Munich Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã cam kết sẽ xóa bỏ “những rạn nứt nguy hiểm” trong quan hệ Nga - Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Medvedev bày tỏ hy vọng những tín hiệu tích cực mà
Quan hệ Nga-Mỹ sẽ tan băng?
Ngoại trưởng Hillary cho rằng Nga và Mỹ nên đi đầu trong việc kiểm soát vũ khí toàn cầu. Gần 20 năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và Nga mỗi bên vẫn sở hữu hơn 100.000 đầu đạn hạt nhân. Cả hai nước đều rất tốn kém để duy trì kho vũ khí này trong khi ý nghĩa về mặt quân sự của nó thực sự không cao. Theo các chuyên gia quân sự, Nga và Mỹ có thể hủy bỏ ít nhất 90% kho vũ khí hạt nhân của mỗi bên trong khi vẫn duy trì được khả năng phòng thủ hạt nhân hiệu quả.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng không chắc là một sáng kiến khởi động đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân có thể mở ra một thời đại mới cho mối quan hệ Nga-Mỹ bớt căng thẳng hơn và rằng chỉ có những tiến bộ trong vấn đề kiểm soát vũ khí sẽ không thể là động lực để thúc đẩy một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Nga và Mỹ do giữa hai nước này tồn tại những bất đồng sâu sắc về một loạt vấn đề.
Xem ra vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Nga-Mỹ sẽ vẫn là kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không xử lý vấn đề này một cách thích hợp thì có thể gây ra một “cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba” khác thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Bất chấp những dấu hiệu tích cực gần đây trong quan hệ Nga-Mỹ, những cơ hội để nhanh chóng làm tan băng mối quan hệ Nga-Mỹ hầu như vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Gần đây, đã có những thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ đã đề nghị Nga giúp giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, đổi lại Washington sẽ từ bỏ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước láng giềng của Nga. Liệu điều này có dễ thực hiện?
Lời đề nghị của Mỹ ngay từ đầu đã rất vô nghĩa. Lợi ích an ninh nước Nga đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn diện trên một khu vực rộng lớn bao gồm
Đối với Mỹ, sự ủng hộ của Nga trong vấn đề Iran là rất quan trọng bởi vì khi Mỹ mất khả năng kiểm soát tình hình thì Mỹ cần sự ủng hộ của một nước có quyền lực ở khu vực Trung Đông. Trong khi đó, điều này lại vô nghĩa đối với Nga bởi vì
Hơn nữa, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay, giá trị của kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu với tư cách là một lá bài mặc cả với Nga không còn đáng kể. Trước thời khủng hoảng kinh tế, kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở những khu vực quan trọng trên thế giới của Mỹ là hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày một trầm trọng ở nước Mỹ thì khả năng lớn là Mỹ không còn có đủ tiền để đầu tư vào một dự án lớn như vậy.
(Theo BD/Media)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com