Ngày 12/5, Tây Ban Nha đã chính thức tham gia chiến dịch "thắt lưng buộc bụng" của Khu vực đồng euro nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát khủng hoảng nợ trên toàn châu Âu.
Phát biểu trước Quốc hội Tây Ban Nha, Thủ tướng nước này Jose Luis Rodriguez Zapatero khẳng định chính phủ phải thực hiện một nỗ lực khác thường để giảm thâm hụt ngân sách và phải thực hiện nỗ lực này trước khi kinh tế Tây Ban Nha bắt đầu phục hồi.
Theo kế hoạch, Madrid sẽ giảm 5% chi tiêu cho các dịch vụ dân sự trong năm nay, trước khi tạm thời ngừng toàn bộ chi tiêu này trong năm tới. Kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" cũng sẽ giảm chi phí đầu tư, lương hưu và giảm 13.000 việc làm trong khu vực nhà nước.
Tây Ban Nha từng tận hưởng hơn một thập kỷ kinh tế tăng trưởng nhanh, một phần nhờ sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và tỷ giá đồng euro thấp so với các đồng tiền chủ chốt khác. Nước này từ lâu vẫn được đánh giá là có một ngân sách cân bằng và mức nợ công thấp. Tuy nhiên, sự đổ vỡ của thị trường nhà ở trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008 đã tác động xấu đến Tây Ban Nha, khiến kinh tế nước này mất đi sức cạnh tranh trước đây và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
Ông Zapatero đưa ra tuyên bố trên sau khi Khu vực đồng euro, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã nhất trí thành lập Quỹ chống khủng hoảng nợ trị giá gần 1.000 tỷ USD để bình ổn giá trị đồng euro, với điều kiện các nước thành viên ghi nhận mức công nợ cao phải cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Trước đó, Hy Lạp đã cam kết giảm nợ và thâm hụt ngân sách nhà nước để đổi lấy gói cứu trợ dài hạn 110 tỷ euro từ EU và IMF trong ba năm từ nay đến năm 2012. Chính phủ Bồ Đào Nha cũng đang chuẩn bị công bố một loạt biện pháp "thắt lưng buộc bụng," sau khi chi phí vay mượn của nước này tăng vọt trong tuần trước do hậu quả khủng hoảng nợ ở Hy Lạp.
Cùng ngày, một quan chức cấp cao Hy Lạp yêu cầu giấu tên cho biết nước này đã nhận được 5,5 tỷ euro (6,9 tỷ USD) từ khoản cho vay khẩn cấp mà IMF đã đồng ý giải ngân cho Hy Lạp. Các thủ tục chuyển tiền được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ của IMF và được giám sát nghiêm ngặt. Quan chức này cũng tỏ ý hy vọng Hy Lạp sẽ nhận được 14,5 tỷ euro từ EU vào đầu tuần tới.
Trước đó, ngày 11/5, Hy Lạp đã đề nghị EU và IMF "bơm" 20 tỷ euro đầu tiên trong gói cứu trợ dài hạn EU-IMF dành cho Hy Lạp trong bối cảnh nước này không còn cơ hội vay tiền trên thị trường để trang trải các khoản lãi trái phiếu chính phủ đáo hạn trong tháng này và vài tháng tới.
Như vậy, Hy Lạp đã trở thành nước đầu tiên trong Khu vực đồng euro phải nhận trợ giúp từ IMF trong 11 năm tồn tại của khu vực này./.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang nỗ lực khôi phục tinh thần đoàn kết trong khối sau khi Đức gây sốc với lệnh cấm bán khống đối với các tài sản rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu và bảo hiểm tín dụng.
Quan hệ kinh tế thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ đạt mức trước khủng hoảng là 60 tỷ USD vào năm 2010-2010, chủ tịch Đuma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga), ông Boris Gryzlov tuyên bố trong chuyến thăm tới Thượng Hải, Trung Quốc hôm 20/5.
Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã cung cấp cho Hy Lạp khoản vay khẩn cấp đầu tiên trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ Euro dành cho Athens. Đợt cấp vốn này diễn ra chỉ một ngày trước khi Hy Lạp tới hạn phải trả nợ trái phiếu đáo hạn.
Thị trường tài chính toàn cầu chỉ có một khoảng thời gian hứng khởi ngắn ngủi sau khi kế hoạch giải cứu trị giá gần 1.000 tỷ USD của Liên minh châu Âu (EU) được công bố hồi tuần trước. Tới lúc này, những nỗi lo sợ mới lại hình thành và nổi lên, đẩy tỷ giá đồng Euro trượt về mức đáy của hơn 4 năm qua.
Châu Âu bước vào thời kỳ thắt lưng buộc bụng. Đây là cú sốc đối với người dân hàng loạt nước trong khu vực này sau khi đã vượt qua nghèo khó vươn đến thịnh vượng kể từ sau thế chiến II.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.