Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tham vọng khó thành

Catherine Ashton khó thuyết phục các nhà lãnh đạo EU ủng hộ kế hoạch thành lập cơ quan ngoại giao mới. Ảnh: AFP

Cao ủy phụ trách các vấn đề đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Chatherine Ashton ngày 25-3 đã công bố kế hoạch thành lập cơ quan ngoại giao mới có tên gọi là Cơ quan Hành động Đối ngoại của châu Âu (EEAS), để đại diện cho châu Âu trên thế giới.

Kế hoạch thành lập EEAS được đưa ra căn cứ theo những yêu cầu về hoạt động đối ngoại của EU nêu trong Hiệp ước Lisbon về cải cách các thể chế của EU. Mục đích của EEAS, theo bà Ashton nói, là nhằm tăng cường các hoạt động viện trợ phát triển và nhân đạo theo mô hình của Mỹ, giúp nâng cao vai trò và ảnh hưởng của EU trên trường quốc tế.

Kế hoạch của bà Ashton đã nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Anh Gordon Brown, người cho rằng: “EEAS sẽ thổi nguồn sinh khí mới vào những tham vọng của chúng ta để EU đóng vai trò thực tế hơn trong đối phó với những thách thức toàn cầu phát sinh từ sự bất ổn định và nghèo đói”. Sự ủng hộ của ông Brown dành cho bà Ashton chẳng có gì lấy làm khó hiểu, bởi bà Ashton là người Anh và từng là thành viên Công đảng cầm quyền hiện nay của ông Brown.

Tuy nhiên, vấn đề là lãnh đạo những nước còn lại trong EU tỏ ra không mặn mòi với kế hoạch của bà Ashton. Ngay sau khi giới thiệu kế hoạch của mình, bà Ashton đã phải hứng chịu những chỉ trích và phản đối của một số chính trị gia tại Nghị viện châu Âu (EP). Họ đã bác bỏ đề xuất của bà, coi đây là điều không thể chấp nhận. Các nhóm chính trị chủ chốt tại EP, từ các nghị sĩ thuộc phái bảo thủ tới những người Xã hội và Dân chủ, và đảng Xanh nói kế hoạch của bà Ashton không đưa ra một trách nhiệm giải trình về chính trị.

Thật ra, theo các nhà phân tích, giới lập pháp châu Âu chưa thể tán đồng kế hoạch của bà Ashton, bởi EU đang đối mặt với nhiều khó khăn nan giải trong nỗ lực triển khai các chính sách chung theo Hiệp ước Lisbon. Số nhân lực mà EU cần để vận hành EEAS có thể lên tới 8.000 nhà ngoại giao và công chức với ngân sách hoạt động mỗi năm lên đến hàng tỉ USD. Một EU đang trải qua giai đoạn khủng hoảng thì chưa thể thực hiện tham vọng mới, huy động nhiều người và tốn kém như thế. Do đó, dù bà Ashton có đưa ra kế hoạch toàn diện vào cuối tháng 4 tới, thì nó cũng khó nhận được sự hoan nghênh của EU và Nghị viện châu Âu.

(Theo PHÚC GIA AN/Reuters, Xinhua, AFP, The Guadian/CT)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Cú sốc mới trên chính trường Hà Lan
  • Quan hệ Nga - Pháp lên tầm cao mới?
  • “Bộ trưởng cho thuê”
  • Khám phá chiếc chuyên cơ định mệnh của Tổng thống Ba Lan
  • Châu Âu đồng loạt trấn áp mafia
  • Liệu “IMF của châu Âu” có thành hiện thực?
  • Gazprom loại Romani khỏi dự án “Dòng chảy phương Nam”
  • Thủ tướng Anh bảo vệ kế hoạch khôi phục kinh tế